Tan hoang một xã vùng cao
Có mặt ở xã Ba Vì ngay sau trận lốc xoáy, chúng tôi mới có cảm nhận hết nỗi kinh hoàng của hàng nghìn người dân nơi đây khi phải hứng chịu cơn cuồng phong. Dọc theo Quốc lộ 24 đoạn qua các thôn Gò Năng, Nước Xuyên và Gò Vành, từ hoa màu, cây cối đến nhà cửa đều tan nát, hư hại bởi trận thiên tai vào chiều hôm trước.
Tan hoang một góc xã Ba Vì sau trận lốc xoáy |
Hiện tại, hệ thống điện và viễn thông của xã hoàn toàn bị tê liệt do các trụ nối cáp bị ngã đổ, gây đứt nhiều đoạn dây. Đó là chưa kể những thiệt hại không nhỏ của người dân khi các vật dụng sử dụng điện trong nhà bị thấm nước mưa dẫn đến hư hỏng nặng.
Ông Nguyễn Ngọc Lý, ngụ thôn Gò Năng, xót xa nhìn ngôi nhà cấp 4 vốn khá vững chãi của mình nay đã bị bay mất phần mái, kể: Chưa bao giờ tôi thấy trận gió to đến vậy. Cơn lốc xoáy hoành hành trong hơn 1 tiếng đồng hồ đã khiến gia đình tôi rơi vào cảnh khốn đốn. Toàn bộ đồ đạc trong nhà từ tivi, tủ lạnh đến bàn ghế, quần áo đều bị nước mưa tấn công. Ngay cả tường nhà cũng bị nứt, đổ nghiêm trọng. Rất may cả 4 người nhà tôi đều bình an vô sự.
Các em nhỏ bên cạnh trường mầm non ở điểm thôn Gò Công đã sụp đổ hoàn toàn |
Theo ông Lý, nhiều hộ dân xung quanh nhà ông cũng phải chịu hậu quả khá lớn vì bị cơn lốc xoáy dọn sạch. Trung bình, mỗi hộ dân phải bỏ ra khoảng 40-50 triệu đồng để sửa lại nhà cửa cùng với việc thu dọn, mua sắm các vật dụng đã hư hỏng vì trận thiên tai vừa rồi.
Sau trận cuồng phong, gia đình của bà Phạm Thị Ngon còn rơi vào hoàn cảnh bi đát hơn gia đình ông Lý. Ngôi nhà được xây dựng theo chương trình 134 của hai mẹ con bà Ngon nay chỉ còn lại bức tường cao chưa đầy 2m cùng với đống gạch vụn vương vãi khắp nơi.
Bà Ngon nước mắt lưng tròng: “Nhà nghèo quá, giờ bị thế này nên 2 mẹ con chẳng biết phải nương tựa vào đâu cả. Rồi đây cuộc sống chúng tôi sẽ ra sao…”. Nói xong, bà Ngon cùng cô con gái lom khom lượm nhặt trong đống tàn tích những gì còn sót lại với hy vọng duy trì cuộc sống trong những ngày sắp tới.
Bà Phạm Thị Ngon thu thập lại những gì còn lại sau lốc xoáy |
tiền của vào rừng keo hàng chục nghìn cây với mong muốn có thu nhập đáng kể sau nhiều năm chăm sóc. Vậy mà, chỉ sau một cơn lốc , họ buộc phải chặt bỏ những cây keo ngả đổ đang trong độ 3-4 năm tuổi trị giá hàng trăm triệu đồng.
Ông Huỳnh Thương- Phó Chủ tịch UBND huyện Ba Tơ cho biết: Cho đến sáng nay (19/4), chúng tôi đã đi khảo sát thực tế, nắm bắt tình hình thiệt hại do lốc xoáy gây ra. Toàn xã có 3 người bị thương; 2 nhà dân và 1 trường mầm non bị sập hoàn toàn. Ngoài ra còn có 112 ngôi nhà bị tốc mái và sập một phần, cần phải sửa chữa. 5 ha keo và 5 ha lúa, hoa màu sắp đến kỳ thu hoạch bị ngả đổ, hư hại do lốc xoáy gây ra.
Vực dậy sau trận cuồng phong
Tuy bị một phen kinh hoàng vì sức tàn phá nặng nề của cơn lốc xoáy, chỉ trong sáng nay, hầu hết mọi người đã bắt tay ngay vào việc thu dọn, sửa chữa nhà cửa và tiếp tục nhịp sống hàng ngày.
Gia đình anh Đàm Ngọc Hiên đang lợp lại mái nhà |
Cô giáo Đồng Thị Liền- giáo viên Trường mầm non Ba Vì cho biết: Trận lốc xoáy đã quét sạch trường học của 22 cháu bé đang theo học tại đây. Tuy nhiên, sáng nay, chúng tôi đã mượn nhà văn hóa cộng đồng của thôn Gò Nặng (nằm ngay cạnh trường học) để đến lớp như thường ngày. Thiệt hại về tài sản tuy khá lớn, nhưng quan trọng nhất vẫn là sức khỏe và các sinh hoạt hàng ngày của các cháu được đảm bảo.
Nhiều hộ dân trong xã luôn tay bận rộn với việc lợp lại mái ngói, thu dọn và vệ sinh các vật dụng trong nhà. Anh Đàm Ngọc Hiên luôn tay bưng bê, quét dọn cho biết: Chúng tôi đang khẩn trương ưu tiên sửa chữa lại phần mái nhà để có chỗ ăn ở tạm thời. Các đồ dùng hư hỏng còn lại sẽ khắc phục dần.
Từ sáng sớm, UBND huyện Ba Tơ phối hợp với UBND xã Ba Vì tiến hành họp bàn, phân công lực lượng tỏa ra khắp xã để khẩn trương giúp dân khắc phục hậu quả. Ông Huỳnh Thương- Phó Chủ tịch UBND huyện Ba Tơ cho biết: Sau khi xác định thiệt hại ban đầu của bà con, chúng tôi đã trực tiếp chỉ đạo các lực lượng công an, dân quân và các ĐVTN tham gia giúp đỡ người dân lợp lại mái nhà, vệ sinh các khu vực xung quanh nhà ở…
Bên cạnh đó, cũng phối hợp với ngành điện và viễn thông nhanh chóng sửa chữa lại các đường dây để đảm bảo sinh hoạt hằng ngày của người dân tại địa phương. Hiện tại, chúng tôi đã nắm danh sách các hộ gia đình chịu thiệt hại sau cơn lốc để có ý kiến đề xuất lên cấp trên hỗ trợ, giúp đỡ họ sớm ổn định cuộc sống.
Hy vọng, với sự nỗ lực hết sức từ phía chính quyền địa phương và người dân, cùng với sự giúp đỡ của các cơ quan chức năng, nhịp sống tấp nập và yên bình sẽ sớm trở lại với xã vùng cao Ba Vì.