“Biến đổi khí hậu và sự di cư: bằng chứng mới nhất” Eurasylum phỏng vấn Margareta Wahlstrom

0:0:0, 13/09/2011 Eurasylum: Theo một số ước tính, khoảng 25 triệu đến một tỷ người có thể bị buộc phải di cư do biến đổi khí hậu trong vòng 40 năm nữa. Hầu hết sự di cư như vậy sẽ xảy ra ở các nước đang phát triển. Thông qua các bằng chứng mới nhất bà có thể cho biết về các yếu tố chính, đặc điểm và tác động của việc di cư không tự nguyện như vậy?

Eurasylum: Theo một số ước tính, khoảng 25 triệu đến một tỷ người có thể bị buộc phải di cư do biến đổi khí hậu trong vòng 40 năm nữa. Hầu hết sự di cư như vậy sẽ xảy ra ở các nước đang phát triển. Thông qua các bằng chứng mới nhất bà có thể cho biết về các yếu tố chính, đặc điểm và tác động của việc di cư không tự nguyện như vậy?

Margareta Wahlström: Tôi không tin rằng có quốc gia nào chắc chắn chính xác số người sẽ di cư do biến đổi khí hậu trong vòng 40 năm tới. Để hiểu rõ hơn về mối quan hệ giữa biến đổi khí hậu, suy thoái môi trường, thiên tai và sự di chuyển dân cư,cần nghiên cứu nhiều hơn nữa để làm rõ tác động của biến đổi khí hậu đối với nền kinh tế các quốc gia và cộng đồng trong một khoảng thời gian.

Chúng ta cần nhận thấy rằng di cư xảy ra do nhiều lý do, và để nâng cao hiểu biết của chúng ta về nguyên nhân khiến con người rời bỏ nhà cửa và thời gian cũng như khoảng cách địa lý nào con người cần chuẩn bị để di chuyển.

Vấn đề di cư vì nguyên nhân kinh tế xã hội là hiện tượng phổ biến nhưng nó không phải lúc nào cũng liên quan trực tiếp tới việc con người đối phó với các tác động trung và dài hạn của khí hậu. Nếu chúng ta cố gắng chỉ ra chỉ 1 nguyên nhân gây nên di cư, chúng ta sẽ không đưa ra đúng các biện pháp phòng ngừa và giảm nhẹ để bảo vệ những người ở lại quê hương của họ, điều mà đa số con người đều muốn. Đã có nhu cầu rõ ràng rằng cần hiểu biết về các biện pháp giảm nhẹ thiên tai và các biện pháp thích ứng biến đổi khí hậu – hoặc thiếu các biện pháp đó cũng ảnh hưởng đến quyết định di cư hay không.

Không chỉ có 1 định nghĩa về sự di cư “không tự nguyện” để hỗ trợ việc xác định chính sách.Rõ ràng là di cư do áp lực kinh tế như giảm sản lượng nông nghiệp, ví dụ như thiếu nước, khô hạn theo chu kỳ, tư bản hóa tài sản nông nghiệp, thiếu đầu tư quốc gia trong quá trình hiện đại hóa công nghiệp và thiếu tính bền vững cho nông dân. Biến đổi khí hậu có thể là một trong những yếu tố góp phần nên sự di cư.

Những người nằm trong nhóm di cư đông thường hướng đến khu vực đô thị. Hơn nửa dân số thế giới hiện đang sống ở các khu vực đô thị. Nhiều người di cư do các cơ hội về kinh tế, một số do thích cuộc sống hiện đại, số khách di cư do cơ hội giáo dục và một số nhằm mục đích thay đổi văn hóa.

Đã có một số nghiên cứu chứng minh rằng một số lượng lớn cư dân di chuyển khoảng cách ngắn để tới các khu đô thị, thành phố, thủ đô gần nhất hoặc các nước láng giềng. Một số ít di chuyển khoảng cách lớn và chịu nhiều nguy hiểm để tìm kiếm cơ hội việc làm ở xa hơn. Nói cách khác, mặc dù nhiều người trên thế giới đang di cư, nhưng khả năng di cư rất hạn chế và những người nhập cư thành công hoặc thất bại ví dụ như ta thấy ở Châu Âu đại diện cho tỉ lệ rất ít những người di cư để có cuộc sống tốt hơn.

Ngày nay, một số khu đô thị đang phát triển nhanh nhất nằm ở Châu Phi. Nhập cư từ các vùng nông nghiệp vào các thành phố ở Châu Phi tạo nên dân cư đô thị mới, những người được giáo dục tốt hơn và mạnh khỏe hơn bố mẹ họ. Xu hướng này tạo ra áp lực đối với quy hoạch phát triển đô thị và cơ sở hạ tầng sẵn có nhưng cũng thể hiện khả năng tạo ra một môi trường đô thị an toàn hơn, đáp ứng được nhu cầu và mong đợi của người di cư và những người đã sinh sống trước đó.

Hiện cần phải nhìn nhận những rủi ro do rủi to thiên tai mang lại cho khu vực trung tâm đô thị. Xem xét vấn đề quan trọng này, ngày càng nhiều các thành phố tham gia vào chiến dịch toàn cầu “ thành phố an toàn trước thiên tai” do UNISDR hỗ trợ để xác định các biện pháp nhằm nâng cao độ an toàn của khu vực đô thị (http://www.unisdr.org/english/campaigns/campaign2010-2011/)

Ví dụ cụ thể về tác động trực tiếp của thời tiết/ khí hậu đối với các cộng đồng lớn có thể tìm thấy giữa các dân cư sống tại các lưu vực sông và gần bờ biển. Rất nhiều người sống ở các vùng thấp, các lưu vực sông đã bị ảnh hưởng bởi xâm nhập mặn từ biển và bão thường xuyên ngày càng trở nên nguy hiểm hơn. Xâm nhập mặn nghĩa là sản lượng nông nghiệp giảm đi và thậm chí là không thể sản xuất được. Thách thức rõ ràng đối với chính phủ bất kỳ quốc gia nào là đảm bảo tổ chức được không gian thay thế cho con người cũng như khu vực đồng bằng và bảo đảm cơ hội việc làm để họ có thể kiếm sống.

Yếu tố quan trọng đối với sự dịch chuyển biến đổi khí hậu hiện nay và tương lai là tính dễ bị tổn thương đặc biệt là tính dễ bị tổn thương của con người và sinh kế đối với khí hậu và áp lực môi trường.

Nếu ta xem xét ví dụ như mô hình di cư từ nông thôn ra thành thị, ta sẽ nhận thấy rằng sự di cư gây ra do nhiều yếu tố, hoàn cảnh cụ thể. Trong đó, khí hậu và môi trường đóng một vai trò đối với nguyên nhân gây ra di cư, nhưng các yếu tố khác cũng vậy ví dụ như việc làm phi nông nghiệp và bảo hiểm mùa vụ, thủy lợi, phân bón, hạt giống, chính sách hỗ trợ hạn hán, chương trình bảo vệ xã hội và vân vân.

Tác động thực sự đối với các cộng đồng di dời sẽ chỉ được đánh giá dựa trên những nơi họ có thể tái định cư và họ nhận được như thế nào. Đối với các cộng đồng sở tại, tác động của biến đổi khí hậu liên quan đến di cư được dự kiến sẽ ảnh hưởng tới tất cả các yếu tố có thể kể tên như sức khỏe, việc làm, nhà cửa và giáo dục. Một lần nữa, tác động của việc di cư lên các yếu tố này phụ thuộc cả vào mức độ di cư cũng như khả năng của hệ thống tiếp nhận để thích ứng.

Eurasylum: Các biện pháp chính sách ưu tiên nào được xây dựng để giảm thiểu tối đa rủi ro liên quan đến việc di cư để ứng phó với biến đổi khí hậu và để tối đa hóa sự di cư tăng khả năng thích ứng.

Margareta Wahlström: ưu tiên đầu tiên để nhận ra di cư chủ yếu là một hiện tượng tích cực tạo ra các cơ hội kinh tế. Một số nghiên cứu đã xác định  tác động kinh tế tích cực được tạo ra bởi di cư. Nếu điều đó được công nhận,  tiếp theo là vấn đề quan trọng để đảm bảo sự an toàn và phúc lợi của người di cư và đầu tư của họ ở nước sở tại hoặc tại quê hương thông qua kiều hối không bị rủi ro hoặc bị ảnh hưởng bởi thiên tai. Do đó, quan trọng là thông tin rủi ro phải  được công khai để cho phép người di cư và gia đình của họ tiếp cận được thông tin để đưa ra quyết định, ví dụ, về địa điểm và nơi để mở doanh nghiệp của họ. Ở cấp quốc gia, các quyết định chính sách về di cư cũng nên được thông báo đầy đủ với sự hiểu biết về những rủi ro tiềm tàng do hiểm họa tự nhiên.

Biện pháp trung hạn nữa là để làm việc với các nước và cộng đồng đang chịu áp lực đặc biệt là do tác động khí hậu. Ở đây chúng ta có thể góp phần điều chỉnh các chính sách phát triển quốc gia và đầu tư, điều này sẽ mang đến các lựa chọn thay thế cho người dân ở các khu vực cụ thể; cơ hội kinh tế để phát triển các nguồn thu nhập khác của và cải thiện nguồn sinh kế hiện tại. Các mô hình phát triển hiện nay chưa xét đến tính cấp bách của vấn đề này và sẽ tốn nhiều chi phí để tổ chức lại khi chúng ta chuyển sự tập trung.

Giống như chính sách giảm thiểu rủi ro thảm họa, chính sách di cư cả hai chính sách này đều liên quan đến tương lai, như một đầu tư chủ động trong tương lai chứ không phải là phản ứng lại với hiện tại và dựa trên đánh giá của các dòng di cư hiện tại và tiềm năng trong tương lai. Khi bạn đề nghị, trong nhiều trường hợp di cư có thể là một kết quả tích cực làm tăng khả năng thích ứng của cộng đồng. Di cư tạm thời và cải thiện tiếp cận với các nguồn lực và quyền lợi có thể giúp các cộng đồng đa dạng hóa sinh kế theo cách thích ứng và có khả năng chống chịu được các mối nguy hiểm của khí hậu. Nhiều chính sách hiện nay không làm giảm thiểu được rủi ro và chính sách nghèo nàn về hạn hán và cứu trợ lũ có thể có hiệu quả "giữ nguyên" tình trạng dễ bị tổn thương đối với hạn hán và lũ lụt của các cộng đồng trong tương lai. Các chính sách này cần phải được thay thế bằng một phương pháp tiếp cận giảm rủi ro là giải quyết những nguyên nhân cơ bản của tình trạng dễ bị tổn thương dẫn đến tình trạng vô gia cư và buộc phải di cư. Hội nghị Rio +20, sẽ được tổ chức vào tháng 6 năm 2012 sẽ là một cơ hội quan trọng để đảm bảo rằng các quyết định chính sách trong tương lai liên quan đến phát triển bền vững được dựa trên một đánh giá cẩn thận về những hậu quả của thảm họa, rủi ro nguy cơ gây ra bởi các hiểm họa và lồng nghép đầy đủ biện pháp giảm rủi ro thiên tai để bảo vệ các lợi ích phát triển hiện tại và tương lai.

Eurasylum: Trong điều kiện nghiên cứu và dữ liệu, những hoạt động nào cần được hỗ trợ trong tương lai gần để tăng và tinh chỉnh các cơ sở bằng chứng hiện có, đặc biệt là nhằm nâng cao năng lực dự báo của cơ quan công quyền trong việc gửi và nhận các khu vực?

Margareta Wahlström: Tôi sẽ liệt kê một số cho bạn.

- Đầu tư trong các hệ thống khí tượng - thuỷ văn quốc gia để cho phép các nhà hoạch định nhà nước có dữ liệu cụ thể hơn cho quy hoạch các đề án ngắn trung và dài hạn.

- Nhận thức và tích hợp kiến ​​thức, động cơ của người dân để di dư và di chuyển trên nhiều mặt. Tập trung vào điều gì thúc đẩy mọi người để giữ một cơ sở tại 'nhà' và di chuyển trong thời gian ngắn hơn và lý do tại sao họ cảm thấy thoải mái và khả thi để trở về nhà.

- Xác định yếu tố dễ bị tổn thương nhất trước tác động của biến đổi khí hậu và xác định ứng phó khả thi ví dụ; giảm áp lực dân số, hoặc cải thiện cơ sở kinh tế của cộng đồng. Và trong khi có nhu cầu sử dụng khoa học và công nghệ, tìm kiếm để xác định các nhà lãnh đạo đã sẵn sàng hành động dựa trên những kiến ​​thức được tạo ra.

-  Luôn luôn có sự tham gia người dân địa phương. Họ chính là người biết rõ các khu vực của họ và khu vực này đã thay đổi như thế nào qua nhiều thập kỷ. Điều này cung cấp cơ sở vững chắc cho việc ra quyết định. Kiến thức sẵn có cũng như các công cụ và công nghệ.

- Con số 1 triệu người di cư, được trích dẫn qua thời gian, đã được rút lại bởi các tác giả của nó. Tác động khí hậu là một trong những tập hợp của nhiều yếu tố có thể dẫn đến di cư. Sự hiểu biết của chúng ta về tác động của biến đổi khí hậu đối với di cư nên bắt nguồn từ một sự hiểu biết mạnh mẽ hơn các hình thái di trú hiện có, bởi vì trong nhiều trường hợp biến đổi khí hậu có khả năng khuếch đại dòng di cư hiện tại. Ngoài ra, còn có ước tính về di cư tạm thời - một khoảng trống chính cho các dòng di cư liên quan đến công việc theo mùa vụ hoặc đối phó ngắn hạn.

- Tin tốt là có phương pháp và công cụ mô hình có thể bù lấp khoảng trống này. Một khi các mô hình này đã được hiệu chuẩn với các dữ liệu khí hậu trong quá khứ và hiện tại, dữ liệu sinh kế, và các số liệu thống kê di cư, chúng có thể được sử dụng cho dự án một loạt hình thái di cư tiềm năng trong tương lai, dựa trên các thay đổi trong quỹ đạo của khí hậu và phát triển, có thể giúp cơ quan chức năng lập kế hoạch.

Về chuyên mục

Về đầu trang