|
Việc đầu tư phát triển nguồn năng lượng tái tạo sẽ là giải pháp hữu ích cho vấn đề năng lượng khi nhu cầu của thế giới tăng cao (Ảnh: IT) |
Việc sử dụng năng lượng tại các quốc gia thuộc Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) sẽ vẫn ở mức cao, trong khi ở các nước không thuộc OECD sẽ tăng trưởng gần 60%.
Lĩnh vực chiếm tỷ lệ nhiều nhất trong tăng trưởng nhu cầu năng lượng là điện năng. Dự tính, nhu cầu điện năng sẽ tăng 40% trong tổng tiêu thụ năng lượng toàn cầu vào năm 2040.
Exxon Mobil dự báo, dầu, khí đốt và than sẽ tiếp tục là những nhiên liệu được sử dụng rộng rãi nhất trên toàn cầu, chiếm khoảng 80% tổng tiêu thụ năng lượng vào năm 2040.
Tập đoàn này cũng cho biết, việc sử dụng khí đốt tự nhiên sẽ tăng trưởng nhanh chóng vượt xa than đá, trở thành nguồn năng lượng được tiêu thụ lớn thứ hai thế giới vào năm 2025.
Trước đó, vào tháng 9, Bộ Năng lượng Mỹ cho biết, nhu cầu năng lượng toàn cầu sẽ tăng 53% vào năm 2035 so với năm 2008. Trong đó Trung Quốc và Ấn Độ là hai nước có nhu cầu năng lượng lớn nhất.
Theo Tổng quan Năng lượng toàn cầu 2011, Trung Quốc và Ấn Độ sẽ tiêu thụ khoảng 31% năng lượng toàn thế giới vào năm 2035, tăng từ mức 21% trong năm 2008. Cũng trong năm 2035, nhu cầu năng lượng của Trung Quốc sẽ vượt quá so với nhu cầu của Mỹ 68%.
Cũng theo cơ quan này, các nguồn năng lượng tái tạo sẽ có tốc độ tăng nhanh nhất trong lĩnh vực năng lượng trong 25 năm tới. Nhu cầu năng lượng tái tạo sẽ tăng trung bình 2,8% mỗi năm trong giai đoạn này và sẽ tăng tổng thể khoảng 15% vào năm 2035 so với mức 10% vào năm 2008.
Nhu cầu dầu mỏ và các khí đốt khác sẽ tăng lên 26,9 triệu thùng/ngày trong giai đoạn từ 2008-2035. Nhu cầu về khí đốt tự nhiên toàn cầu được dự báo tăng 52%, lên 169 tỷ m³ từ năm 2008 đến năm 2035.
Mặc dù các số liệu dự báo có khác nhau, nhưng về cơ bản các con số này cho thấy mức độ tiêu thụ năng lượng của thế giới trong tương lai là rất cao. Nếu việc sử dụng năng lượng tự nhiên không được tiết kiệm và các nguồn năng lượng tái tạo không được chú ý phát triển thì thế giới sẽ phải đối mặt với nguy cơ thiếu nguồn năng lượng để sử dụng./.