Giúp dân khắc phục thiệt hại do thời tiết dị thường

9:53:10, 06/04/2022 Trong 2 ngày 31-3 và 1-4, tại các tỉnh miền Trung từ Quảng Trị đến Khánh Hòa xảy ra mưa lớn kèm theo giông lốc trên diện rộng khiến cho nhiều ghe thuyền, lồng bè nuôi trồng thủy sản của người dân bị nhấn chìm, nhà cửa bị tốc mái, hoa màu bị ngập nước. Trước tình hình đó, BĐBP các tỉnh đã nhanh chóng phối hợp với chính quyền địa phương giúp nhân dân khắc phục hậu quả để sớm ổn định cuộc sống.


Ca nô của BĐBP Bình Định tiếp cận hiện trường để hỗ trợ ngư dân trục vớt tàu thuyền bị nạn.

Tan hoang sau thời tiết dị thường

Miền Trung đang là đầu mùa khô, bởi vậy, theo Tổng cục Phòng chống thiên tai, việc có mưa kèm giông lốc lớn vào tháng 4 là đợt thiên tai trái mùa, rất dị thường so với mọi năm khiến người dân “không kịp trở tay”. Bị ảnh hưởng nặng nề nhất là 2 tỉnh Phú Yên và Bình Định.

Tối 30-3 và sáng 31-3, trên địa bàn tỉnh Phú Yên có mưa to kết hợp với giông, lốc. Biển động mạnh, sóng dâng cao 3 đến 5m tại các khu vực thôn Long Thủy (xã An Phú, thành phố Tuy Hòa), các thôn Phú Thường, Hội Sơn (xã An Hòa Hải, huyện Tuy An) và vịnh Xuân Đài (thị xã Sông Cầu). Hậu quả, có hơn 100 tàu thuyền trong số các tàu thuyền khai thác lộng của ngư dân đang neo đậu bị sóng đánh chìm, hư hỏng nặng; 20 bè tôm bị sóng đánh hư hỏng tại khu vực vịnh Xuân Đài, 230ha lúa bị ngập. Tổng thiệt hại ước tính ban đầu là 6,5 tỷ đồng.

Tại khu neo đậu tàu thuyền bãi Nồm (xã Nhơn Lý, thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định), thời tiết bất thường đã gây ra sóng to, gió lớn làm đứt dây neo, chìm, gây thiệt hại cho 55 phương tiện khai thác hải sản của 53 hộ dân, ước tính, tổng thiệt hại hơn 3 tỷ đồng. Ông Nguyễn An Vinh (trú tại thôn Lý Chánh, xã Nhơn Lý, chủ tàu cá BĐ0610TS) cho biết: “Thời tiết chuyển biến bất ngờ, những con sóng cao cứ cuồn cuộn bứt hết neo các tàu thuyền đang neo đậu ở bãi Nồm rồi nhấn chìm tất cả. Giờ, con tàu trị giá gần 100 triệu đồng bị phá nát, máy móc hư hại, tôi không biết vay mượn ai để đóng lại tàu phục vụ mưu sinh”.

Vào lúc 5 giờ 30 phút, ngày 31-3, tàu cá PY41067TS do anh Lê Nghiệp (trú tại thị xã Sông Cầu, tỉnh Phú Yên) làm chủ cùng với 2 ngư dân đang đánh bắt ở cách bờ 3 hải lý, gặp mưa lớn, sóng mạnh khiến tàu phá nước, chìm xuống biển. Anh Nghiệp cùng 2 ngư dân buộc phải lênh đênh nhiều giờ giữa biển động. May mắn là đến khoảng 9 giờ cùng ngày, tàu hàng Hoàng Việt 03 do ông Nguyễn Thế Hùng làm thuyền trưởng, đang hành trình từ Bà Rịa - Vũng Tàu đi Ninh Bình đã phát hiện, cứu vớt các ngư dân và bàn giao cho Đồn Biên phòng cửa khẩu cảng Quy Nhơn, BĐBP Bình Định.

Nỗ lực giúp dân

Thực hiện Công điện 298/CĐ-TTg ngày 2-4-2022 của Thủ tướng Chính phủ về tập trung khắc phục hậu quả mưa lũ bất thường tại khu vực miền Trung, những ngày qua, các địa phương đang khẩn trương, tranh thủ khắc phục nhanh nhất thiệt hại, hỗ trợ ngay cho người dân bị ảnh hưởng sớm ổn định cuộc sống. Bên cạnh đó, các cơ quan chức năng cũng huy động lực lượng giúp dân vệ sinh môi trường, khôi phục nhà ở bị tốc mái, ngập lụt, ổn định đời sống ngay sau khi lũ rút, vệ sinh các cơ sở hạ tầng, công sở để sớm đi vào hoạt động.

Thực hiện chỉ đạo của UBND tỉnh Bình Định, ngày 2-4, Bộ Chỉ huy BĐBP Bình Định chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công an tỉnh tiến hành trục vớt phương tiện của ngư dân bị sóng đánh chìm trên biển. 250 cán bộ, chiến sĩ, lực lượng xung kích ở địa phương và bà con ngư dân cùng nhiều phương tiện, thiết bị được huy động. Đại tá Trần Quốc Bình, Phó Chỉ huy trưởng, Tham mưu trưởng BĐBP Bình Định cho biết, đơn vị đã cử lực lượng, điều động tàu, ca nô của Hải đội 2 ra hiện trường, thuê thợ lặn tìm vị trí và cố định phương tiện bị chìm đắm; sử dụng xe tải để kéo tàu, thuyền bị chìm vào bờ. Mặc dù thời tiết không ủng hộ, tuy nhiên, chúng tôi cố gắng trục vớt, hỗ trợ ngư dân trong thời gian sớm nhất.

Ngay khi giảm cấp độ mưa gió, Bộ Chỉ huy BĐBP Phú Yên đã chỉ đạo các đơn vị nhanh chóng triển khai cán bộ, chiến sĩ xuống địa bàn tham gia trục vớt phương tiện bị sóng đánh chìm. Đồn Biên phòng An Hải phối hợp với cấp ủy, chính quyền địa phương rà soát, thống kê thiệt hại, thăm hỏi, động viên gia đình có người mất tích, thiệt hại về tài sản và giúp dân khắc phục hậu quả do thiên tai gây ra để ổn định cuộc sống. Đơn vị đã cử 40 lượt cán bộ, chiến sĩ phối hợp với lực lượng chức năng, gia đình người bị nạn tổ chức tuần tra dọc bờ biển, trên biển để tìm kiếm người mất tích, tham gia cứu hộ các tàu bị nạn.

Để hỗ trợ ngư dân bị thiệt hại do đợt thời tiết bất thường gây ra, Chủ tịch UBND tỉnh Phú Yên - ông Trần Hữu Thế cho biết, trước mắt, tỉnh ưu tiên tìm kiếm ngư dân mất tích và lên phương án trục vớt tàu. Nhiều ngư dân đã vay số tiền rất lớn từ ngân hàng để nuôi tôm hùm nhưng giờ mất trắng, nguy cơ lâm vào cảnh nợ nần. Lãnh đạo tỉnh sẽ làm việc với ngân hàng để cơ cấu lại nợ cho các ngư dân bị thiệt hại. Trước mắt, UBND tỉnh quyết định hỗ trợ 5 triệu đồng cho mỗi tàu công suất dưới 20CV và 15 triệu đồng cho mỗi tàu có công suất từ 20 đến 50CV bị chìm để bước đầu giúp bà con khắc phục hậu quả. UBND thành phố Quy Nhơn cũng hỗ trợ mỗi hộ gia đình bị thiệt hại do thiên tai 2 triệu đồng.

Tan hoang sau thời tiết dị thường

Miền Trung đang là đầu mùa khô, bởi vậy, theo Tổng cục Phòng chống thiên tai, việc có mưa kèm giông lốc lớn vào tháng 4 là đợt thiên tai trái mùa, rất dị thường so với mọi năm khiến người dân “không kịp trở tay”. Bị ảnh hưởng nặng nề nhất là 2 tỉnh Phú Yên và Bình Định.

Tối 30-3 và sáng 31-3, trên địa bàn tỉnh Phú Yên có mưa to kết hợp với giông, lốc. Biển động mạnh, sóng dâng cao 3 đến 5m tại các khu vực thôn Long Thủy (xã An Phú, thành phố Tuy Hòa), các thôn Phú Thường, Hội Sơn (xã An Hòa Hải, huyện Tuy An) và vịnh Xuân Đài (thị xã Sông Cầu). Hậu quả, có hơn 100 tàu thuyền trong số các tàu thuyền khai thác lộng của ngư dân đang neo đậu bị sóng đánh chìm, hư hỏng nặng; 20 bè tôm bị sóng đánh hư hỏng tại khu vực vịnh Xuân Đài, 230ha lúa bị ngập. Tổng thiệt hại ước tính ban đầu là 6,5 tỷ đồng.

Tại khu neo đậu tàu thuyền bãi Nồm (xã Nhơn Lý, thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định), thời tiết bất thường đã gây ra sóng to, gió lớn làm đứt dây neo, chìm, gây thiệt hại cho 55 phương tiện khai thác hải sản của 53 hộ dân, ước tính, tổng thiệt hại hơn 3 tỷ đồng. Ông Nguyễn An Vinh (trú tại thôn Lý Chánh, xã Nhơn Lý, chủ tàu cá BĐ0610TS) cho biết: “Thời tiết chuyển biến bất ngờ, những con sóng cao cứ cuồn cuộn bứt hết neo các tàu thuyền đang neo đậu ở bãi Nồm rồi nhấn chìm tất cả. Giờ, con tàu trị giá gần 100 triệu đồng bị phá nát, máy móc hư hại, tôi không biết vay mượn ai để đóng lại tàu phục vụ mưu sinh”.

Vào lúc 5 giờ 30 phút, ngày 31-3, tàu cá PY41067TS do anh Lê Nghiệp (trú tại thị xã Sông Cầu, tỉnh Phú Yên) làm chủ cùng với 2 ngư dân đang đánh bắt ở cách bờ 3 hải lý, gặp mưa lớn, sóng mạnh khiến tàu phá nước, chìm xuống biển. Anh Nghiệp cùng 2 ngư dân buộc phải lênh đênh nhiều giờ giữa biển động. May mắn là đến khoảng 9 giờ cùng ngày, tàu hàng Hoàng Việt 03 do ông Nguyễn Thế Hùng làm thuyền trưởng, đang hành trình từ Bà Rịa - Vũng Tàu đi Ninh Bình đã phát hiện, cứu vớt các ngư dân và bàn giao cho Đồn Biên phòng cửa khẩu cảng Quy Nhơn, BĐBP Bình Định.

Nỗ lực giúp dân

Thực hiện Công điện 298/CĐ-TTg ngày 2-4-2022 của Thủ tướng Chính phủ về tập trung khắc phục hậu quả mưa lũ bất thường tại khu vực miền Trung, những ngày qua, các địa phương đang khẩn trương, tranh thủ khắc phục nhanh nhất thiệt hại, hỗ trợ ngay cho người dân bị ảnh hưởng sớm ổn định cuộc sống. Bên cạnh đó, các cơ quan chức năng cũng huy động lực lượng giúp dân vệ sinh môi trường, khôi phục nhà ở bị tốc mái, ngập lụt, ổn định đời sống ngay sau khi lũ rút, vệ sinh các cơ sở hạ tầng, công sở để sớm đi vào hoạt động.

Thực hiện chỉ đạo của UBND tỉnh Bình Định, ngày 2-4, Bộ Chỉ huy BĐBP Bình Định chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công an tỉnh tiến hành trục vớt phương tiện của ngư dân bị sóng đánh chìm trên biển. 250 cán bộ, chiến sĩ, lực lượng xung kích ở địa phương và bà con ngư dân cùng nhiều phương tiện, thiết bị được huy động. Đại tá Trần Quốc Bình, Phó Chỉ huy trưởng, Tham mưu trưởng BĐBP Bình Định cho biết, đơn vị đã cử lực lượng, điều động tàu, ca nô của Hải đội 2 ra hiện trường, thuê thợ lặn tìm vị trí và cố định phương tiện bị chìm đắm; sử dụng xe tải để kéo tàu, thuyền bị chìm vào bờ. Mặc dù thời tiết không ủng hộ, tuy nhiên, chúng tôi cố gắng trục vớt, hỗ trợ ngư dân trong thời gian sớm nhất.

Ngay khi giảm cấp độ mưa gió, Bộ Chỉ huy BĐBP Phú Yên đã chỉ đạo các đơn vị nhanh chóng triển khai cán bộ, chiến sĩ xuống địa bàn tham gia trục vớt phương tiện bị sóng đánh chìm. Đồn Biên phòng An Hải phối hợp với cấp ủy, chính quyền địa phương rà soát, thống kê thiệt hại, thăm hỏi, động viên gia đình có người mất tích, thiệt hại về tài sản và giúp dân khắc phục hậu quả do thiên tai gây ra để ổn định cuộc sống. Đơn vị đã cử 40 lượt cán bộ, chiến sĩ phối hợp với lực lượng chức năng, gia đình người bị nạn tổ chức tuần tra dọc bờ biển, trên biển để tìm kiếm người mất tích, tham gia cứu hộ các tàu bị nạn.

Để hỗ trợ ngư dân bị thiệt hại do đợt thời tiết bất thường gây ra, Chủ tịch UBND tỉnh Phú Yên - ông Trần Hữu Thế cho biết, trước mắt, tỉnh ưu tiên tìm kiếm ngư dân mất tích và lên phương án trục vớt tàu. Nhiều ngư dân đã vay số tiền rất lớn từ ngân hàng để nuôi tôm hùm nhưng giờ mất trắng, nguy cơ lâm vào cảnh nợ nần. Lãnh đạo tỉnh sẽ làm việc với ngân hàng để cơ cấu lại nợ cho các ngư dân bị thiệt hại. Trước mắt, UBND tỉnh quyết định hỗ trợ 5 triệu đồng cho mỗi tàu công suất dưới 20CV và 15 triệu đồng cho mỗi tàu có công suất từ 20 đến 50CV bị chìm để bước đầu giúp bà con khắc phục hậu quả. UBND thành phố Quy Nhơn cũng hỗ trợ mỗi hộ gia đình bị thiệt hại do thiên tai 2 triệu đồng.

(Nguồn: bienphong.com.vn)

Về chuyên mục

Về đầu trang