Bà Lê Thị Trưng rầu rĩ bên các rổ gạo đã bị lũ nhấn chìm, hư hỏng
Ngày 2-12, chúng tôi về thôn Thành Hội, xã Sơn Hà, huyện Sơn Hòa (Phú Yên), một thôn nằm bên sông Ba, là một trong những nơi bị chìm ngập nặng nề nhất trong đợt lũ kinh hoàng vừa qua.
Lũ qua, xót xa ở lại
Trên đường vào thôn, các lực lượng công an, quân đội… đang giúp dân dọn rác rưởi, bùn non tràn ngập sau cơn lũ dữ. Trên tường những ngôi nhà ven đường, trận lũ để lại những vệt nước vàng khè. Nhà nào cũng tất bật dọn dẹp, xịt rửa, giặt giũ, phơi lúa gạo.
Bưng bốn rổ gạo ướt mèm, đã bốc mùi chua vì ngâm lâu trong lũ đem ra sân phơi, bà Lê Thị Trưng (54 tuổi) kể sáng
30-11, nghe báo thủy điện xả lũ lớn, có thể ngập to, mấy người lớn tuổi trong làng ầm ầm chạy lên trường học ở núi Một tránh lũ nên bà cũng khóa cửa nhà chạy theo.
"Có cảm giác nước lớn nhanh như đuổi mình chạy vậy" - bà Trưng bàng hoàng nhớ lại. Sau hơn một ngày đêm tránh lũ, bà băng bùn đất trở về, 80 bao lúa chất trong nhà, các loại vật dụng như tivi, tủ lạnh, máy giặt, bếp gas… đều hư hỏng sạch, nhiều đồ đạc bị lũ cuốn trôi.
Theo ông Nguyễn Mạnh Sơn - chủ tịch UBND xã Sơn Hà, cả thôn Thành Hội có khoảng 550 hộ thì toàn bộ đều bị ngập sâu trong lũ từ 1-3m. "Lũ nhanh quá, dân chỉ lùa được bò lên vùng cao, chạy thoát thân chứ tài sản khác thì không kịp cứu. Thiệt hại do lũ gây ra ở thôn này rất lớn" - ông Sơn không giấu được sự xót xa.
Đau thương nhất, ở hai ngôi nhà nhỏ trong thôn bị mất hai cháu nhỏ. Chị Nguyễn Thiện Ý nghẹn ngào kể từ 10h ngày
30-11, khi thấy nước lớn nhanh, chị lấy xe máy chở con trai 7 tuổi và con gái (bé N.T.N.A., 4 tuổi) chạy đến nhà người quen ở vùng cao ráo để tránh lũ. Sau đó, ba mẹ con lại đi theo những người cùng chạy lũ đến một ngôi nhà cao hơn, tập trung lại chờ canô cứu hộ đến chở đi.
"Khoảng 18h chiều đó, ba mẹ con lên canô cùng với nhiều người nữa. Tôi ngồi ôm thằng cu lớn, còn chị quen ngồi phía sau ẵm giúp bé A.. Canô chạy chỉ được chừng 5 phút thì bị vướng gì đó nên máy nổ nhỏ lại rồi bị nước tràn vô, lật ngay.
Tai nạn xảy ra giữa lúc mưa lớn và trời tối đen, nước lại sâu và lạnh, tôi nghĩ chắc cả ba mẹ con chết rồi. May đứa con lớn của tôi được một chị biết bơi cứu, đu vào phần còn nổi của chiếc canô, còn tôi vừa vẫy vùng vừa khản cổ la nhờ tìm cứu giùm bé A., nhưng…" - chị Ý đau đớn nhớ lại.
Chị Nguyễn Thị Hồng Thủy (28 tuổi) cùng có nỗi đau tương tự. Ba mẹ con chị sống cùng nhà cha mẹ ruột ở thôn Thành Hội. Ngày 30-11, chị gởi con trai lớn 5 tuổi cho người thân đưa đi tránh lũ sớm, còn chị và con trai nhỏ 3 tuổi tên N.G.P. đến ngôi nhà tập trung để canô đưa đi. "P. được một anh trên canô cứu nạn ẵm giúp.
Khi canô lật, tôi ngoi lên được, câu đầu tiên tôi la lên là "Con tôi đâu rồi, cứu giùm con tôi". Nhưng lúc đó ai cũng hoảng hốt, cũng cố quẫy đạp, đu bám. Còn thằng P. của tôi thì không thấy đâu, chỉ thấy dòng nước lũ đục ngầu cuộn chảy…" - chị Thủy quệt dòng nước trên đôi mắt đỏ hoe, kể.
Lo cái ăn, áo mặc cho dân
Những mất mát, đau thương ở thôn Thành Hội chỉ là một "lát cắt" trong câu chuyện ở Phú Yên trong cơn lũ dữ những ngày qua. Đã có 9 người ở tỉnh này chết, hàng chục ngàn ngôi nhà chìm trong lũ dữ, hàng trăm người phải kêu cứu lúc nửa đêm, các lực lượng trắng đêm dầm mình trong mưa lũ hiểm nguy để cứu người…
Trước những thiệt hại lớn do trận lũ để lại, ông Trần Hữu Thế - chủ tịch UBND tỉnh Phú Yên - cho biết UBND tỉnh đã chỉ đạo chính quyền địa phương cứu trợ ngay cho người dân vùng bị thiệt hại nặng do lũ lụt.
"Khẩn cấp nhất là phải cứu trợ lương thực thực phẩm, nhu yếu phẩm cho người dân, đảm bảo bà con có ăn, có mặc, không đói, lạnh. Những người bị sập nhà thì phải bố trí ngay nơi ăn chốn ở tạm cho họ" - ông Thế nói.
Công việc tiếp theo là khẩn trương thống kê thiệt hại của từng hộ dân để từ đó có chính sách hỗ trợ theo quy định của Nhà nước để đảm bảo an sinh.
"Về lâu dài, những vùng dân cư dễ bị tổn thương bởi thiên tai sẽ được tỉnh tính toán, có thể quy hoạch vùng tái định cư khác. Khả năng của tỉnh thì tỉnh giải quyết, còn nếu khó khăn thì xin chủ trương, hỗ trợ của trung ương" - ông Thế cho hay.
Ông Nguyễn Quốc Hoàn - chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Phú Yên - cho biết ngay sau khi lũ rút, tổ chức này đã hỗ trợ người dân có nhà sập hoàn toàn, nhà bị hư hỏng do lũ lụt, thăm hỏi, động viên gia đình có người chết và mất tích.
"Chúng tôi cũng đã đề xuất cho thường trực Tỉnh ủy Phú Yên sử dụng nguồn quỹ để cứu trợ ngay cho những gia đình khó khăn do lũ lụt, để bà con sớm ổn định cuộc sống" - ông Hoàn nói. Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Phú Yên cũng nói tỉnh luôn khuyến khích, hoan nghênh các tổ chức, cá nhân chung tay cứu trợ, hỗ trợ người dân bị thiệt hại do lũ lụt, thiên tai của tỉnh.
"Không nhất thiết phải thông qua kênh Mặt trận hay cơ quan nhà nước nào cả, mọi người đều có thể làm từ thiện, miễn là giúp được cho người dân khó khăn đúng lúc, kịp thời. Tiền từ thiện được trao đúng đối tượng, sử dụng đúng mục đích và công khai minh bạch thì đâu có gì băn khoăn" - ông Hoàn nói.
Ngày 2-12, chúng tôi về thôn Thành Hội, xã Sơn Hà, huyện Sơn Hòa (Phú Yên), một thôn nằm bên sông Ba, là một trong những nơi bị chìm ngập nặng nề nhất trong đợt lũ kinh hoàng vừa qua.
Lũ qua, xót xa ở lại
Trên đường vào thôn, các lực lượng công an, quân đội… đang giúp dân dọn rác rưởi, bùn non tràn ngập sau cơn lũ dữ. Trên tường những ngôi nhà ven đường, trận lũ để lại những vệt nước vàng khè. Nhà nào cũng tất bật dọn dẹp, xịt rửa, giặt giũ, phơi lúa gạo.
Bưng bốn rổ gạo ướt mèm, đã bốc mùi chua vì ngâm lâu trong lũ đem ra sân phơi, bà Lê Thị Trưng (54 tuổi) kể sáng
30-11, nghe báo thủy điện xả lũ lớn, có thể ngập to, mấy người lớn tuổi trong làng ầm ầm chạy lên trường học ở núi Một tránh lũ nên bà cũng khóa cửa nhà chạy theo.
"Có cảm giác nước lớn nhanh như đuổi mình chạy vậy" - bà Trưng bàng hoàng nhớ lại. Sau hơn một ngày đêm tránh lũ, bà băng bùn đất trở về, 80 bao lúa chất trong nhà, các loại vật dụng như tivi, tủ lạnh, máy giặt, bếp gas… đều hư hỏng sạch, nhiều đồ đạc bị lũ cuốn trôi.
Theo ông Nguyễn Mạnh Sơn - chủ tịch UBND xã Sơn Hà, cả thôn Thành Hội có khoảng 550 hộ thì toàn bộ đều bị ngập sâu trong lũ từ 1-3m. "Lũ nhanh quá, dân chỉ lùa được bò lên vùng cao, chạy thoát thân chứ tài sản khác thì không kịp cứu. Thiệt hại do lũ gây ra ở thôn này rất lớn" - ông Sơn không giấu được sự xót xa.
Đau thương nhất, ở hai ngôi nhà nhỏ trong thôn bị mất hai cháu nhỏ. Chị Nguyễn Thiện Ý nghẹn ngào kể từ 10h ngày
30-11, khi thấy nước lớn nhanh, chị lấy xe máy chở con trai 7 tuổi và con gái (bé N.T.N.A., 4 tuổi) chạy đến nhà người quen ở vùng cao ráo để tránh lũ. Sau đó, ba mẹ con lại đi theo những người cùng chạy lũ đến một ngôi nhà cao hơn, tập trung lại chờ canô cứu hộ đến chở đi.
"Khoảng 18h chiều đó, ba mẹ con lên canô cùng với nhiều người nữa. Tôi ngồi ôm thằng cu lớn, còn chị quen ngồi phía sau ẵm giúp bé A.. Canô chạy chỉ được chừng 5 phút thì bị vướng gì đó nên máy nổ nhỏ lại rồi bị nước tràn vô, lật ngay.
Tai nạn xảy ra giữa lúc mưa lớn và trời tối đen, nước lại sâu và lạnh, tôi nghĩ chắc cả ba mẹ con chết rồi. May đứa con lớn của tôi được một chị biết bơi cứu, đu vào phần còn nổi của chiếc canô, còn tôi vừa vẫy vùng vừa khản cổ la nhờ tìm cứu giùm bé A., nhưng…" - chị Ý đau đớn nhớ lại.
Chị Nguyễn Thị Hồng Thủy (28 tuổi) cùng có nỗi đau tương tự. Ba mẹ con chị sống cùng nhà cha mẹ ruột ở thôn Thành Hội. Ngày 30-11, chị gởi con trai lớn 5 tuổi cho người thân đưa đi tránh lũ sớm, còn chị và con trai nhỏ 3 tuổi tên N.G.P. đến ngôi nhà tập trung để canô đưa đi. "P. được một anh trên canô cứu nạn ẵm giúp.
Khi canô lật, tôi ngoi lên được, câu đầu tiên tôi la lên là "Con tôi đâu rồi, cứu giùm con tôi". Nhưng lúc đó ai cũng hoảng hốt, cũng cố quẫy đạp, đu bám. Còn thằng P. của tôi thì không thấy đâu, chỉ thấy dòng nước lũ đục ngầu cuộn chảy…" - chị Thủy quệt dòng nước trên đôi mắt đỏ hoe, kể.
Lo cái ăn, áo mặc cho dân
Những mất mát, đau thương ở thôn Thành Hội chỉ là một "lát cắt" trong câu chuyện ở Phú Yên trong cơn lũ dữ những ngày qua. Đã có 9 người ở tỉnh này chết, hàng chục ngàn ngôi nhà chìm trong lũ dữ, hàng trăm người phải kêu cứu lúc nửa đêm, các lực lượng trắng đêm dầm mình trong mưa lũ hiểm nguy để cứu người…
Trước những thiệt hại lớn do trận lũ để lại, ông Trần Hữu Thế - chủ tịch UBND tỉnh Phú Yên - cho biết UBND tỉnh đã chỉ đạo chính quyền địa phương cứu trợ ngay cho người dân vùng bị thiệt hại nặng do lũ lụt.
"Khẩn cấp nhất là phải cứu trợ lương thực thực phẩm, nhu yếu phẩm cho người dân, đảm bảo bà con có ăn, có mặc, không đói, lạnh. Những người bị sập nhà thì phải bố trí ngay nơi ăn chốn ở tạm cho họ" - ông Thế nói.
Công việc tiếp theo là khẩn trương thống kê thiệt hại của từng hộ dân để từ đó có chính sách hỗ trợ theo quy định của Nhà nước để đảm bảo an sinh.
"Về lâu dài, những vùng dân cư dễ bị tổn thương bởi thiên tai sẽ được tỉnh tính toán, có thể quy hoạch vùng tái định cư khác. Khả năng của tỉnh thì tỉnh giải quyết, còn nếu khó khăn thì xin chủ trương, hỗ trợ của trung ương" - ông Thế cho hay.
Ông Nguyễn Quốc Hoàn - chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Phú Yên - cho biết ngay sau khi lũ rút, tổ chức này đã hỗ trợ người dân có nhà sập hoàn toàn, nhà bị hư hỏng do lũ lụt, thăm hỏi, động viên gia đình có người chết và mất tích.
"Chúng tôi cũng đã đề xuất cho thường trực Tỉnh ủy Phú Yên sử dụng nguồn quỹ để cứu trợ ngay cho những gia đình khó khăn do lũ lụt, để bà con sớm ổn định cuộc sống" - ông Hoàn nói. Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Phú Yên cũng nói tỉnh luôn khuyến khích, hoan nghênh các tổ chức, cá nhân chung tay cứu trợ, hỗ trợ người dân bị thiệt hại do lũ lụt, thiên tai của tỉnh.
"Không nhất thiết phải thông qua kênh Mặt trận hay cơ quan nhà nước nào cả, mọi người đều có thể làm từ thiện, miễn là giúp được cho người dân khó khăn đúng lúc, kịp thời. Tiền từ thiện được trao đúng đối tượng, sử dụng đúng mục đích và công khai minh bạch thì đâu có gì băn khoăn" - ông Hoàn nói.