Phát biểu tại Hội thảo Ông Phạm Doãn Khánh. Phó trưởng phòng HTQT và KHCN cho biết: trong khuôn khổ dự án Thích ứng với Biến đổi khí hậu Đồng Bằng sông Cửu Long, Cục QLĐĐ&PCTT đã phối hợp với Cơ quan phát triển Đức GIZ chức Hội thảo “Tổng quan về Hệ thống thông tin địa lý (GIS) và Viễn thám hỗ trợ giám sát ven biển” dành cho cấp lãnh đạo các phòng, ban của Cục Quản lý đê điều Phòng, chống thiên tai và Sở Nông nghiệp và Phát triển nông các tỉnh ven biển Đồng bằng sông Cửu Long để chia sẻ những kiến thức cơ bản, vai trò và lợi ích của GIS và viễn thám trong quản lý và lập kế hoạch ứng phó với thiên tai
Ông Phạm Doãn Khánh. Phó trưởng phòng HTQT và KHCN, Cục quản lý đê điều và Phòng chống thiên tai.
Đồng bằng sông Cửu Long với hơn 700km đường bờ biển, trong những năm gần đây tình trạng xói lở diễn ra ngày càng nghiêm trọng với hàng trăm điểm xói lở, vì vậy việc giám sát bờ biền có tầm quan trọng đặc biệt và cần thiết để đưa ra các quyết định ứng phó kịp thời để đảm bảo tính mạng và tài sản của người dân. Trước đây, việc đánh giá đường bờ thực hiện bằng phương pháp thực địa thông qua việc sử dụng các công cụ và trang thiết bị truyền thống thường không đạt hiệu quả cao, tuy nhiên hiện nay với sự phát triển của công nghệ viễn thám và GIS, việc theo dõi và tính toán các biến động đường bờ được thực hiện khá nhanh chóng và hiệu quả.
GIS và viễn thám đã được ứng dụng rất nhiều trong các lĩnh vực và cuộc sống. Đối với công tác phòng, chống thiên tai, GIS và viễn thám cũng đã hỗ trợ rất tốt trong việc đánh giá nhanh diễn biến và thiệt hại khi có thiên tai xảy ra, được sử dụng trong lập bản đồ rủi ro thiên tai và xây dựng cơ sở dữ liệu về các công trình phòng chống thiên tai.
Tại Hội thảo Bà Dana Loew, Giám đốc dự án GIZ đã có bài trình bày Tổng quan về dự án và chương trình CMS của GIZ: Bà Dana Loew cho biết Dự án ”Thích ứng với biến đổi khí hậu vùng Đồng bằng sông Cửu Long (MCRP)” là một dự án hợp tác kỹ thuật do Chính phủ Đức, Thụy Sĩ và Việt Nam đồng tài trợ, do GIZ và Cục Quản Lý Đê Điều và Phòng Chống Thiên Tai phối hợp thực hiện. Dự án nhằm hỗ trợ các cơ quan chức năng của Việt Nam cải thiện công tác quản lý tài nguyên thiên nhiên có khả năng chống chịu với khí hậu ở các vùng ven biển Đồng bằng sông Cửu Long, tập trung vào bốn lĩnh vực chính: 1) Xây dựng khung pháp lý; 2) Thúc đẩy đầu tư; 3) Triển khai các giải pháp đổi mới sáng tạo; 4) Phát triển cơ sở hạ tầng thông minh thích ứng với khí hậu.
Chính vì vậy, hoạt động “Thiết lập hệ thống giám sát bờ biển đồng bằng sông Cửu Long (gọi tắt là CMS)” được đề xuất như là một hoạt động trọng tâm của dự án MCRP, đáp ứng tiêu chí thứ 3 của dự án về “Ứng dụng các giải pháp sáng tạo để phòng chống xói lở bờ biển, mất đất, qua đó tăng cường năng lực thích ứng với biến đổi khí hậu của cơ sở hạ tầng và hệ sinh thái nông thôn”.
Hệ thống giám sát kỹ thuật số này được thiết kế để theo dõi những thay đổi dọc theo bờ biển và cung cấp dữ liệu và thông tin liên tục, kịp thời, tin cậy và theo thời gian thực về tình trạng bờ biển, đai rừng ngập mặn, đê biển cũng như điều kiện thời tiết vùng ven biển. Những dữ liệu này rất cần thiết cho việc ra quyết định về những hành động cần thực hiện để bảo vệ an toàn cho đồng bằng và người dân nơi đây.
Bà Dana Loew, Giám đốc dự án GIZ giới thiệu Tổng quan về dự án và chương trình CMS của GIZ tại Hội thảo.
Hệ thống CMS bao gồm 17 trạm được lắp đặt tại 7 tỉnh ven biển mà quý vị đại diện ngày hôm nay. 17 trạm được trang bị camera chất lượng cao, trong đó 11 trạm được tích hợp cảm biến thời tiết để theo dõi 6 thông số bao gồm tốc độ gió, hướng gió, nhiệt độ, độ ẩm, lượng mưa và áp suất khí quyển./-strong/-heart:>:o:-((:-h Tại Hội thảo các đại biểu đã tập trung thảo luận các chuyên đề: Tầm nhìn cho Hệ thống giám sát ven biển dựa trên công nghệ viễn thám, nguồn dữ liệu và ứng dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo (Al); Các ứng dụng GIS cho các phương thức làm việc đa dạng, hỗ trợ giám sát và quản lý RRTT tại các khu vực ven biển; Công nghệ GIS/Viễn thám và tích hợp dữ liệu cho giám sát ven biển; Thiết kế và mục tiêu của Chương trình đào tạo đề xuất và kết quả dự kiến: cấp trung ương và cấp tỉnh.
Ông Kapil Chaudhery trưởng nhóm NIRAS giới thiệu về tầm nhìn cho Hệ thống giám sát ven biển dựa trên công nghệ viễn thám, nguồn dữ liệu và ứng dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo (Al).
Bà Nguyễn Thục Anh, chuyên gia đào tạo GIS trình bày về Các ứng dụng GIS cho các phương thức làm việc đa dạng, hỗ trợ giám sát và quản lý RRTT tại các khu vực ven biển tại Hội thảo.
Ông Nguyễn Thành Long- Chuyên gia GIS trình bày về Công nghệ GIS/Viễn thám và tích hợp dữ liệu cho giám sát ven biển tại Hội thảo.
Đại diện Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Kiên Giang phát biểu tại Hội thảo.
Đại diện Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Tiền Giang phát biểu tại Hội thảo.
Ông Bùi Quang Huy, Phó Giám đốc Trung tâm Chính sách và Kỹ thuật Phòng, chống thiên tai, Cục Quản lý đê điều và Phòng, chống thiên tai phát biểu tại Hội thảo.
Các đại biểu tham dự Hội thảo.
Nội dung tại Hội thảo sẽ hỗ trợ các đại biểu, những cán bộ lãnh đạo làm công tác quản lý nhà nước về PCTT có thêm thông tin, công cụ hữu ích trong quá trình thực hiện nhiệm vụ quản lý giảm nhẹ rủi ro thiên tai và thích ứng BĐKH.
Xem bài viết gốc tại đây