Thí điểm ứng dụng công nghệ thông tin cảnh báo thiên tai tại Cần Thơ và Đà Nẵng

15:12:0, 27/01/2012 Vừa qua, Viện Công nghiệp phần mềm và nội dung số Việt Nam và Trung tâm phát triển Công nghệ lõi – Công ty mạng hệ thống (thuộc tập đoàn Panasonic) đã tiến hành khảo sát, đánh giá hiện trạng và khả năng ứng dụng công nghệ thông tin để xây dựng hệ thống cảnh báo môi trường, giảm nhẹ thiên tai tại một số địa điểm. Báo cáo khảo sát cho thấy, Đà Nẵng và Cần Thơ hội đủ khả năng tiếp nhận và triển khai ứng dụng công nghệ thông tin với sự hỗ trợ từ phía Nhật Bản để giám sát lũ lụt, thực hiện cảnh báo sớm và giảm thiểu những thiệt hại về người và tài sản do lũ lụt có thể gây ra.

Vừa qua, Viện Công nghiệp phần mềm và nội dung số Việt Nam và Trung tâm phát triển Công nghệ lõi – Công ty mạng hệ thống (thuộc tập đoàn Panasonic) đã tiến hành khảo sát, đánh giá hiện trạng và khả năng ứng dụng công nghệ thông tin để xây dựng hệ thống cảnh báo môi trường, giảm nhẹ thiên tai tại một số địa điểm. Báo cáo khảo sát cho thấy, Đà Nẵng và Cần Thơ hội đủ khả năng tiếp nhận và triển khai ứng dụng công nghệ thông tin với sự hỗ trợ từ phía Nhật Bản để giám sát lũ lụt, thực hiện cảnh báo sớm và giảm thiểu những thiệt hại về người và tài sản do lũ lụt có thể gây ra.

Hiện nay, ở cả Đà Nẵng và Cần Thơ đều đang sử dụng phương tiện thủ công để lấy mẫu nước về phân tích. Đặc biệt ở Cần Thơ, có 38 điểm lấy mẫu nước thử nghiệm phải mất 35 ngày, khó có thể cảnh báo sớm cho người dân.

Mô hình thí điểm sẽ sử dụng giải pháp tích hợp hệ thống cảm biến (sensor system) với hạ tầng mạng truyền dữ liệu không dây băng rộng mắt lưới (wireless mesh network) và giải pháp quản lý truy cập dữ liệu trên nền tảng điện toán đám mây (iDragon Cloud).

Dự kiến, hệ thống truyền dẫn sẽ thông qua hạ tầng viễn thông. Nhưng điều đặc biệt là trong hoàn cảnh thiên tai, bão lụt, hệ thống này vẫn phải bảo đảm hoạt động trong thời gian dài mà không được cung cấp năng lượng. Vì thế, hệ thống này phải sử dụng công nghệ truyền dẫn không dây hoạt động bằng nguồn năng lượng mặt trời.

Sau khi thí điểm thành công, các địa phương sẽ căn cứ trên nhu cầu và xây dựng dự án xin nguồn vốn hỗ trợ từ ODA Nhật Bản

Về chuyên mục

Về đầu trang