Thay đổi nhiệt độ hàng năm (1990 – 2050): Kịch bản của OECD
Mặc dù mục tiêu đã được đưa ra tại Hội nghị về biến đổi khí hậu tại Cancun trong năm trước là ổn định nhiệt độ bình quân toàn cầu tại 2oC, báo cáo mới đây của Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế về triển vọng môi trường đến năm 2050 đã cảnh báo rằng phát thải khí nhà kính toàn cầu sẽ tiếp tục tăng lên.
“Thế giới đang đương đầu với biến đổi khí hậu ngày càng khốc liệt và không thể đảo ngược” Tổ chức Năng lượng Quốc tế (IEA) đã đưa ra khuyến cáo trong tháng với những bằng chứng về lượng các bon thải ra trên toàn cầu ghi nhận trong năm qua.
OECD bổ sung các bằng chứng về số liệu bắt đầu từ năm 2010 lượng carbon dioxide thải ra trên toàn cầu đã đạt đến 30.6 triệu tấn bất chấp suy thoái kinh tế. “Chúng ta phải hành động ngay” đó là lời kêu gọi hay thực trạng phải đối mặt
Theo OECD, các kịch bản đưa ra hậu quả nghiêm trọng. Ngày nay, nếu không hiệu lực hóa các chính sách đầy tham vọng, đến năm 2050 phát thải khí nhà kính trên toàn cầu sẽ tăng thêm 50% chủ yếu từ việc tăng lên 70% phát thải khí CO2 trong sử dụng năng lượng.
Đó sẽ là vấn đề chính do nhu cầu sử dụng năng lượng toàn cầu tăng 80% từ các nước OECD và các nền kinh tế mới nổi. Mục tiêu Cancun về tăng nhiệt độ bình quân toàn cầu sẽ bị vượt quá đến năm 2050 và khả năng trong 1 thế kỷ nhiệt độ sẽ tăng từ 3-6oC cao hơn so với giai đoạn tiền công nghiệp.
OECD cảnh báo rằng việc nhiệt độ tăng cao sẽ tiếp tục làm thay đổi lượng mưa, lượng băng tan, gây ra nước biển dâng và các hiện tượng thời tiết cực đoan sẽ diễn ra ở mức khó lường. Điều đó có thể cũng vượt quá một số điểm cân bằng tới hạn (critical tipping points), gây ra những thay đổi tự nhiên sâu sắc, có thể như các hậu quả nghiêm trọng, không thể phục hồi trong hệ thống tự nhiên và xã hội.
Cơ quan quốc tế về chiến lược giảm nhẹ rủi ro thiên tai của Liên Hợp Quốc (UN ISDR) sẽ nằm trong phái đoàn tham gia tại Durban do bà Margareta Wahlstrom dẫn đầu. Bà đã đưa ra quan điểm về mối liên hệ giữa thiên tai và biến đổi khí hậu là không còn nghi ngờ gì nữa. “Tôi tin rằng sự gia tăng các thiên tai khốc liệt liên quan đến thời tiết được xem xét trên toàn thế giới đã đủ để nói lên mối liên hệ chắc chắn giữa biến đổi khí hậu và sự gia tăng các hiểm họa thời tiết. Báo cáo của OECD hoàn toàn rõ ràng khi thông báo với chúng ta rằng chúng ta đã mong muốn và quan trọng hơn nữa chúng ta phải hành động”
Thứ hai tuần sau tại Durban, các nhà đàm phán về vấn đề khí hậu từ gần 200 quốc gia sẽ tụ họp trong 7 năm tiên tục, một lần nữa tìm kiếm thỏa thuận giải quyết vấn đề toàn cầu về biến đổi khí hậu. Và khi Hội nghị Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu lần thứ 17 (COP17) tiến tới Hiệp định khung Liên Hợp Quốc được nối lại thông qua đàm phán, báo cáo “Triển vọng môi trường đến năm 2050 của OECD” được ban hành vào tháng 3 năm sau thì sẽ chắc chắn sẽ cung cấp cho Durban nhiều điều phải suy nghĩ.