Ứng phó biến đổi khí hậu khu vực cửa sông Hồng: Bắt đầu từ đánh giá mức độ tổn thương

13:52:0, 04/05/2012 Cửa sông Hồng là vùng đất ngập nước có đa dạng sinh học cao nhất miền Bắc, cũng là khu vực nhạy cảm, dễ bị ảnh hưởng tiêu cực do biến đổi khí hậu. Xác định mức độ tổn thương về TN&MT là cơ sở quan trọng để đề xuất các giải pháp sử dụng bền vững, giảm nhẹ ảnh hưởng của thiên tai và thích ứng biến đổi khí hậu.

70% diện tích vùng bị nguy hiểm

Phương pháp đánh giá mức độ tổn thương tài nguyên, môi trường mới được áp dụng tại khu vực cửa sông Hồng được kế thừa từ các phương pháp và chủ tiêu đánh giá mức độ tổn thương đới ven biển do các tai biến liên quan đến biến đổi khí hậu như dang cao mực nyứơc biển củat Cục Địa Chất Mỹ và Uỷ ban Liên chính phủ về biến đổi khí hậu, chỉ số tổn thương đới ven biển của Pethick,J.B and Crooks có điều chỉnh cho phù hợp với điều kiện Việt Nam.

Sau khi nghiên cứu, các nhà khoa học cho rằng, yếu tố gây tổn thương tới tài nguyên, môi trường cửa sông Hồng được xác định gồm 2 nhóm chính, đó là: Các tai biến liên quan đến biến đổi khí hậu như xói lở, bồi tụ, biến động luồng lạch, bão và lũ, nước biển dâng cao và ô nhiễm môi trường; Các yếu tố tác động mạnh sau tai biến địa chất như các vật chất tạo thành địa chất ven biển như bùn, bùn cát, cát, đá gốc và nhóm hoạt động dân sinh như nuôi trồng thuỷ sản, nông nghiệp, giao thông vận tải biển...

Kết quả đánh giá mức độ nguy hiểm do tai biến từ các yếu tố tự nhiên và hoạt động sản xuất của con người được phân vùng nghiên cứu. Theo đó, có tới 70% diện tích  vùng nghiên cứu nằm trong mức độ nguy hiểm trung bình và tương đối cao phân bố ở thị trấn Tiền Hải, Ngô Đồng và các xã ven biển Hồng Thuận, Giao Nhân, Giao Than (Thái Bình), hai đỏ Cồn Thủ, Cồn Vành và Vườn Quốc gia Xuân Thuỷ. Vùng có mức độ nguy hiểm đặc biệt cao chiếm 16%  tại khu vực ven biển như Giao An, Giao Hưng (Nam Định), Hồng Tiến (Thái Bình), phía Nam cửa sông Ba Lạt và vùng có mức độ tổn thương thấp chiếm  khoảng 14%.  Điều đáng lưu ý là các tai biến có mức độ nguy hiểm không giống nhau đối với hệ sinh thái khác nhau như dâng cao mực nước biển yếu tố nguy hiểm nhất đối với hệ sinh thái nước lợ, còn đất ngập nước ngọt (vùng cửa sông phía đất liền) bị tác động mạnh của nước dâng do bão, mưa lũ hay thay đổi độ mặn...

Khu vực nào có sức đề kháng tối ưu?

Về khả năng ứng phó tự nhiên, hệ sinh thái rừng ngập mặn được đánh giá là có khả năng ứng phó tự nhiên coa nhất do có khả năng chống chịu, giảm thiểu tác động của các yếu tố gây tổn thương  như cói lở, bão lũ, ô nhiễm môi trường, đồng thời có khả năng phục hồi cao sau những tác động.

Tuy nhiên, kết quả phân vùng có khả năng ứng phó cao của hệ thống tự nhiên, xã hội vùng cửa sông được xác định không phải là vùng có hệ sinh thái rừng ngập mặn mà là vùng giàu có tiềm lực xã hội, có cơ sở hạ tầng tốt, chú trọng tới công tác phòng chống thiên tai và đặc biệt quan tâm tới công tác bảo vệ môi trường, phòng chống tai biến do biến đổi khí hậu. Vùng có đặc điểm dnhư trên chiếm từ 25 - 27% diện tích nghiên cứu, nằm tập trung ở các  xã Nam hải, Bình Định, Giao Long, Giao Lạc, Giao Thành và Giao Hương, Đông Minh, Nam Thịnh, nam Thanh, Giao An...Vùng có hệ thống rừng cây ngập mặn chỉ đạt khả năng ứng phó tai biến ở mức trung bình, chiếm 25% diện tích nghiên cứu và  vùng có khả năng ứng phó thấp, dễ bị tác động tai biến là toàn bộ vùng cửa sông ven biển chiếm tới 33% vùng nghiên cứu.

Như vậy có thể thấy, thiên nhiên ưu đãi chỉ là lợi thế bước đầu, còn việc tác động đến hệ thống tự nhiên để tăng "sức đề kháng", ứng phó kịp thời với tai biến của thời tiết, của các hoạt động kinh tế phải do ý thức bảo vệ môi trường và sự đầu tư thích hợp của con người.

Trên cơ sở đánh giá mức độ tổn thương và tự ứng phó cũng như phân tích nguyên nhân gây tác động nguy hiểm tới tài nguyên môi trường của vùng, các nhà khoa học đã đưa ra nhiều giải pháp sử dụng bền vững tài nguyên môi trường, thích ứng biến đổi khí hậu vùng được nhiên cứu như như tăng cường hiệu lực của pháp luật, chính sách quản lý dựa vào cộng đồng, quản lý tổng hopự đới bờ với việc quy hoạch vùng để sử dụng bền vững tài nguyên với nhiều mô hình kinh tế bền vững. Đồng thời cần xây dựng các trạm quan trắc và giám sát tài nguyên đát ngập nước; khôi phục và mở rộng rừng ngập mặn, xây dựng và vận hành hệ thống quan trắec tác động của biến đối khí hậu và các đập thuỷ điện trên sông Đà...

Về chuyên mục

Về đầu trang