Bà Wahlström cho biết” Cộng đồng, các doanh nghiệp và mỗi gia đình, tất cả đều cần phải hiểu về thảm họa và đánh giá về rủi ro thiên tai để biết được mức độ tổn thương của mình để từ đó đưa ra những hành động phù hợp để giảm bớt rủi ro.
“Chúng ta phải tăng cường thể chế trong công tác quản lý thiên tai và biến đổi khí hậu một cách tổng hợp để đạt được các hoạt động tích cực ở cấp cộng đồng. Tiếp cận thông tin rủi ro thiên tai là điều quan trọng. Số liệu mất mát do thiên tai là cơ sở để chính phủ tính toán được con số mất mát do thiên tai và đưa ra quyết định phù hợp với đầu tư phát triển cho tương lai”
Quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng là một lĩnh vực cụ thể trong khuôn khổ đối tác giảm nhẹ thiên tai trong khu vực Đông Nam Á –một dự án được triển khai tại bảy quốc gia Đông Nam Á kể từ năm 2001 với sự hỗ trợ tài chính của ECHO. Dự án tập trung vào thể chế quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng theo chính sách chính phủ và trong cơ quan chính phủ.
Việc thể chế hoá quản lý thiên tai dựa vào cộng đồng tại Việt Nam nghĩa là tất cả các cơ quan liên quan của chính phủ sẽ liên quan đến quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng. Cộng đồng sẽ được tham gia vào chính sách và kế hoạch, phân bổ kinh phí cho hoạt động quản lý thiên tai dựa vào cộng đồng, và cán bộ hỗ trợ. Trung tâm kỹ thuật cũng được thành lập.
Tại cuộc họp giới thiệu Chiến lược quốc gia về biến đổi khí hậu tháng trước cho biết, Việt Nam đã phê chuẩn Công ước khung của Liên Hiệp Quốc về biến đổi khí hậu và Nghị định thư Kyoto và đang trong quá trình hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý giảm nhẹ thiên tai. Chiến lược này bao gồm sáu thợp phần với 10 nhiệm vụ chiến lược để ứng phó với biến đổi khí hậu. Trong đó bao gồm mục tiêu tổng thể và các dự án ưu tiên với tầm nhìn đến năm 2100.
Qua chuyến thăm của mình, bà Wahlstrom cho biết bà đã rất ấn tượng với các mục tiêu đầy tham vọng của Hội Chữ thập đỏ Việt Nam để xây dựng 500 xã an toàn ở phụ cấp huyện dựa trên tình trạng, dễ bị tổn thương và đánh giá năng lực.
Bà phát biểu rằng: “Các hoạt động khác của Hội chữ thập đỏ như rừng ngập mặn và đào tạo đào tạo viên - những người sẽ giúp Chính phủ trong chương trình quản lý thiên tai dựa vào cộng đồng (CBDRM) là những ví dụ tiêu biểu về phương thức các tổ chức n góp phần giảm thiểu rủi ro”.
Bà Wahlstrom kêu gọi: “Trong cuộc viếng thăm với Hội Liên Hiệp phụ nữ Việt Nam, tôi cũng thấy được tiềm năng của Hội Liên Hiệp bao gồm phụ nữ trong việc giảm thiểu rủi ro thiên tai, không phải là nạn nhân nhưng họ là một nguồn sức mạnh. Điều này quan trọng trong việc tham gia chủ động trong việc ra quyết định và thực hiện các các hoạt động nhằm giảm rủi ro thiên tai và khí hậu ", Hôm nay bà Wahlström rời khỏi Việt Nam đến Campuchia trong chuyến viếng thăm sáu ngày của Đông Nam Á nơi mà hầu hết các quốc gia đều bị lũ lụt tàn phá. Ở Campuchia, bà sẽ làm việc với Thủ tướng Samdech Techo Hun Sen, ông Hor Namhong - Bộ trưởng Bộ Ngoại giao và Hợp tác quốc tế, ông Nhim Vanda Bộ trưởng kiêm Phó chủ tịch Ủy ban Quốc gia Campuchia về quản lý thiên tai.
Campuchia hiện là Chủ tịch của Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN). Bà Wahlström dự kiến đề nghị Chính phủ Campuchia chủ trì cuộc đối thoại giữa lãnh đạo ASEAN về giảm thiểu rủi ro thiên tai và chủ trì thảo luận về khung hành động Hyogo 2015 (HFA) trong ASEAN cũng như thực hiện quản lý thiên tai và ứng phó khẩn i châu Á mới (ADMER) sau năm 2015.
Lũ lụt xảy ra hàng năm tại Campuchia. Năm ngoái 1,64 triệu dân bị ảnh hưởng trong đó 700.000 trẻ em.