Mưa lũ miền bắc Việt Nam (lũ tại Quảng Ninh)

Thông tin chi tiết

Trong tuần từ ngày 27/7 đến ngày 02/8, mưa lớn diễn ra trên diện rộng ở hầu hết các tỉnh Bắc Bộ, một số tỉnh có mưa to đến rất to như Quảng Ninh, Điện Biên, Lạng Sơn, Sơn La, Lai Châu, Bắc Giang; đặc biệt tại tỉnh Quảng Ninh đã xảy ra đợt mưa lịch sử lớn nhất trong 50 năm qua, gây ngập lụt, sạt lở đất nghiêm trọng trên địa bàn của tỉnh, cụ thể như sau: Lượng mưa lớn nhất trong 6h là 249 mm tại Cửa Ông từ 13h÷19h/26/7
- Lượng mưa lớn nhất trong 12h là 296 mm tại Bãi Cháy từ 19h/27/7÷7h/28/7.
- Lượng mưa ngày lớn nhất (24h) là 437 mm tại Cửa Ông từ 19h/25/7÷19h/26/7.
- Lượng mưa 3 ngày lớn nhất (72h) là 865 mm tại Cửa Ông từ 19h/25/7÷19h/28/7.
- Tổng lượng mưa lớn nhất cả đợt là 1.400mm tại Cửa Ông từ 19h/25/7÷19h/02/8.

Các khu vực khác có mưa nhỏ đến mưa vừa, tổng lượng mưa phổ biến dưới 300 mm. Một số trạm có lượng mưa lớn như:

Yên Bình (Hà Giang)

300 mm

 

Bãi Cháy (Quảng Ninh)

563 mm

Bắc Mê (Hà Giang)

318 mm

 

Cô Tô (Quảng Ninh)

722 mm

Phương Viên (Bắc Kạn)

365 mm

 

Cửa Ông (Quảng Ninh)

934 mm

Chi Lăng (Lạng Sơn)

420 mm

 

Móng Cái (Quảng Ninh)

980 mm

Mẫu Sơn (Lạng Sơn)

424 mm

 

Sơn Động (Bắc Giang)

327 mm

Lộc Bình (Lạng Sơn)

303 mm

 

 

 

Mưa lớn đã gây đợt lũ trên hệ thống sông Thái Bình và sông Kỳ Cùng ở mức báo động 1 đến báo động 2. Lúc 15h ngày 2/8, mực nước trên sông Thương tại Phủ Lạng Thương là 4,95m (trên BĐ 1: 0,65m), trên sông Lục Nam tại Lục Nam: 4,6m (trên BĐ 1: 0,3m); trên sông Kỳ Cùng tại Lạng Sơn là 251,7m (dưới BĐ 1: 0,3m), trên sông Thao tại Yên Bái: 30,28m (trên mức BĐ 1: 0,28m).

Trước tình hình mưa lũ và thiệt hại của các địa phương, đặc biệt là tỉnh Quảng Ninh, Chính phủ và các Bộ ngành đã quyết liệt chỉ đạo công tác ứng phó và khắc phục hậu quả, cụ thể:

- Thủ tướng Chính phủ đã có các Công điện số 1192/CĐ-TTg và số 1199/CĐ-TTg ngày 28/7/2015 và Công điện số 1257/CĐ-TTg ngày 02/8/2015 gửi Ban chỉ đạo TW về PCTT, Ủy ban Quốc gia TKCN, các Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh, các tỉnh miền núi phía Bắc, các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ chỉ đạo công tác ứng phó với mưa lũ và khắc phục hậu quả.

- Chiều ngày 31/7, Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã dẫn đầu đoàn công tác của Chính phủ đến các tỉnh Quảng Ninh và Lạng Sơn kiểm tra tình hình và chỉ đạo công tác ứng phó và khắc phục hậu quả do mưa lũ gây ra.

- Chiều ngày 30/7, Bộ trưởng – Trưởng ban Cao Đức Phát đã chủ trì cuộc họp giao ban trực tuyến của Ban Chỉ đạo TWPCTT với 28 tỉnh, thành phố từ Hà Tĩnh trở ra để chỉ đạo công tác khắc phục hậu quả mưa lũ ở tỉnh Quảng Ninh và triển khai các biện pháp ứng phó với đợt mưa lũ có diễn biến phức tạp tiếp theo ở Bắc Bộ. Trong các ngày 01-02/7, Bộ trưởng – Trưởng ban đã đi kiểm tra, chỉ đạo công tác ứng phó, khắc phục hậu quả của mưa lũ tại tỉnh Quảng Ninh và tình hình triển khai ứng phó với mưa lũ, đảm bảo an toàn đê điều, phòng, chống lụt bão tại Hà Nội, Hải Phòng và Thái Bình.

- Ban Chỉ đạo TW về PCTT - Ủy ban Quốc gia TKCN đã có các công điện số 11/CĐ-TW hồi 15h00 ngày 28/7/2015 và số 12/CĐ-TW hồi 15h30 ngày 30/7/2015 gửi Ban Chỉ huy PCTT và TKCN các tỉnh/thành phố Bắc Bộ và các Bộ ngành đề nghị thực hiện nghiêm túc công điện của Thủ tướng Chính phủ và triển khai tích cực các biện pháp ứng phó với cảnh báo mưa lũ, lũ quét và sạt lở đất.

- Ngay khi nhận được thông tin về mưa lũ, tối ngày 26/7, Thường trực Ban Chỉ đạo, Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo TW về PCTT đã nắm tình hình mưa lũ và chỉ đạo Lãnh đạo, Văn phòng Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh Quảng Ninh triển khai các biện pháp ứng phó với mưa lũ, đặc biệt là di dời dân vùng ngập lũ, sạt lở đất và đảm bảo an toàn hồ chứa, hầm mỏ. Trong các ngày 28, 29/7, Ban Chỉ đạo Trung ương về PCTT đã cử đoàn công tác làm việc tại tỉnh Quảng Ninh để phối hợp chỉ đạo khắc phục hậu quả và kiểm tra an toàn các công trình hồ đập, phòng chống lụt bão xung yếu trên địa bàn.

- Tổng cục Thủy lợi đã có Công văn số 1051/TCTL-QLCT ngày 27/7/2015 chỉ đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các tỉnh khu vực Bắc Bộ chủ động triển khai các biện pháp đối phó với mưa, lũ. Chiều ngày 30/7, Tổng cục Thủy lợi đã cử đoàn công tác đi kiểm tra tại một số địa phương như Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Bắc Giang để đôn đốc các tỉnh tập trung chuẩn bị các phương án chủ động đổi phó với diễn biến mưa lũ.

- Văn phòng thường trực BCĐ tăng cường công tác trực ban, theo dõi chặt chẽ tình hình mưa, lũ, thường xuyên liên hệ với cơ quan dự báo để nắm bắt và kịp thời thông báo tình hình mưa lũ đến Ban Chỉ huy PCTT&TKCN các tỉnh đề nghị thông tin đầy đủ, kịp thời, chính xác đến các cấp chính quyền, người dân, cộng đồng để chủ động các biện pháp ứng phó.

- Ủy ban Quốc gia TKCN, Bộ Quốc phòng, Quân khu 3 đã thành thành lập Sở chỉ huy tại tỉnh Quảng Ninh để hỗ trợ tỉnh trong công tác cứu hộ, cứu nạn; đã huy động 305 cán bộ, 31 phương tiện tổ chức di dời 1.459 hộ ra khỏi khu vực sạt lở đất đến nơi an toàn và khẩn trương tìm kiếm toàn bộ số người bị vùi lấp do sạt lở.

- Bộ Tham mưu Bộ đội Biên phòng chỉ đạo các đơn vị tuyến biển từ Quảng Ninh đến Quảng Trị, các tỉnh biên giới phía Bắc, Tây Bắc và các đơn vị liên quan triển khai các biện pháp ứng phó với thời tiết xấu trên vịnh Bắc Bộ và mưa lũ.

- Các Bộ Giao thông Vận tải, Công Thương, Công an đã có công điện và cử các đoàn công tác phối hợp với địa phương chỉ đạo triển khai các biện pháp ứng phó, khắc phục hậu quả với mưa lũ.

- Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn Trung ương đã chủ động, thường xuyên thông tin về tình hình thời tiết cho Ban Chỉ đạo và Văn phòng thường trực để kịp thời chỉ đạo công tác ứng phó.

- Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, Thông tấn xã Việt Nam, các cơ quan thông tin đại chúng liên tục đưa tin về tình hình mưa lũ về công tác chỉ đạo, ứng phó của Trung ương và địa phương.

- Tỉnh Quảng Ninh đã huy động tối đa các nguồn lực, tập trung quyết liệt cho công tác ứng phó, khắc phục hậu quả. Tỉnh đã phân công các đồng chí lãnh đạo trực tiếp xuống các địa bàn chỉ đạo công tác ứng phó với mưa lũ, sạt lở; đã huy động các lực lượng của địa phương phối hợp với lực lượng quân đội, công an kịp thời tổ chức cứu hộ, cứu nạn và sơ tán dân vùng nguy cơ lũ quét, sạt lở đất.

- Ban Chỉ huy PCTT&TKCN các tỉnh miền núi phía Bắc và từ Hà Tĩnh trở ra tổ chức trực ban, theo dõi chặt chẽ diễn biến mưa lũ, tiếp tục có công điện, thông báo, chỉ đạo các Sở, ban ngành và địa phương tập trung triển khai công tác ứng phó với tình hình mưa lũ và sạt lở đất  theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và Ban Chỉ đạo Trung ương về PCTT và Ủy ban Quốc gia TKCN; các tỉnh Bắc Kạn, Lào Cai đã chủ động triển khai di dời 107 hộ dân (Bắc Kạn 71 hộ, Lào Cai 36 hộ) ra khỏi khu vực có nguy cơ cao xảy ra lũ quét, sạt lở đất.

- Các tỉnh ven biển như Hải Phòng, Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình, các hệ thống thủy lợi lớn như Bắc Nam Hà, Bắc Hưng Hải đã vận hành hệ thống thủy lợi để tiêu nước đệm giữ mực nước trong hệ thống kênh tiêu thấp để sẵn sàng phòng úng khi có mưa lớn.

  • Theo báo cáo của các địa phương, trong tuần từ 27/7 đến 19h/02/8, mưa, lũ, sạt lở đất đã gây thiệt như sau:
    - Thiệt hại về người:
  • + Người chết: 22 người (Quảng Ninh 17, Lạng Sơn 02, Lai Châu 02, Sơn La 01).
    + Người bị thương: 36 người (Quảng Ninh 32, Điện Biên 04).

    - Thiệt hại về nhà ở: 30 nhà sập đổ (Quảng Ninh 28, Điện Biên 02); 150 nhà bị tốc hái xiêu vẹo; 9.133 nhà bị ngập (Quảng Ninh 9.046, Điện Biên 80, Cao Bằng 7).

    - Thiệt hại về nông nghiệp:
    + Diện tích lúa bị ngập thiệt hại: 2466 ha (Điện Biên 650 ha, Tuyên Quang 337, 1 ha, Lạng Sơn 1330 ha, Cao Bằng 20 ha, Sơn La 129 ha).
    + Diện tích hoa, rau màu bị thiệt hại: 6.825 ha (Quảng Ninh 4.329 ha, Điện Biên 650 ha, Tuyên Quang 337ha, Lạng Sơn 1.330ha, Cao Bằng 30 ha, Sơn La 129ha).
    + Đại gia súc bị chết: 87 con (Điện Biên); gia cầm bị chết: 13.579 con (Điện Biên 11.500, Quảng Ninh 2079).

    - Về Thủy lợi: 64 công trình thủy lợi nhỏ bị sập, trôi, thiệt hại (Điện Biên 59 cái, Tuyên Quang 5 cái); 159 phai tạm bị trôi (Điện Biên).

    - Về giao thông: 420.500 m3 đất đường quốc lộ, tỉnh lộ bị sạt lở (Quảng Ninh 300.000 m3 , Điện Biên 17.000 m3, Lạng Sơn 103.500 m3); 10 cầu, cống bị thiệt hại (Lạng sơn: 2,  Cao Bằng: 1, Sơn La: 7).

    - Về Thủy sản: 1.070 ha nuôi thủy sản và 880 lồng, bè, nuôi tôm, cá bị thiệt hại (Quảng Ninh).

Do ảnh hưởng của gió mạnh, sóng lớn trên biển, trong tuần đã xảy ra 03 vụ chìm tàu làm 01 người chết và 06 người mất tích (06 lao động trên tàu cá TH91287 bị nạn khu vực đảo Cô Tô, tỉnh Quảng Ninh; 01 lao động trên tàu cá TH90446 bị nạn khu vực Nam đảo Long Châu, TP Hải Phòng).


(Nguồn: Báo cáo tóm tắt tình hình thời tiết, thiên tai và thiệt hại Tuần từ ngày 27/7 đến ngày 02/8/2015)

Về chuyên mục

Thông tin cơ bản

Thời gian bắt đầu: 27/07/2015
Vĩ bắc:
Kinh đông:
Thời gian kết thúc: 10/08/2015
Vĩ bắc:
Kinh đông:
Cấp bão cao nhất: 0
Lượng mua lớn nhất:
Vùng ảnh hưởng:
Ghi chú:

Ảnh thiên tai

Về đầu trang