Tin Trong nước-Quốc tế

Áp thấp nhiệt đới suy yếu nhưng có mưa to, gió mạnh

16:34:0, 16/11/2012

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng-thủy văn Trung ương, chiều và tối 15-11, áp thấp nhiệt đới đã áp sát bờ biển các tỉnh từ Bà Rịa-Vũng Tàu đến Cà Mau. Tại khu vực Nam Trung bộ và Nam bộ có mưa diện rộng. Chiều qua, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở vào khoảng 9,7 độ vĩ Bắc và 107,2 độ kinh Đông, trên vùng biển các tỉnh từ Bà Rịa - Vũng Tàu đến Cà Mau.

Các địa phương sẵn sàng ứng phó với bão và triều cường

16:32:0, 16/11/2012

Chủ động ứng phó với triều cường dâng cao và áp thấp nhiệt đới, sáng 15/11/2012, Ban chỉ huy Phòng chống lụt bão và Tìm kiếm cứu nạn (PCLB&TKCN) huyện Đông Hải đã chỉ đạo thi công đê bao ngăn nước. Công trình có tổng chiều dài gần 110m, chiều cao 1m ở 3 điểm: cầu Gạch Vượt (33m), cầu ấp 3 đường Lò Heo (15m) và đường bến phà ấp 3 (60m)

Hàng trăm nghìn học sinh nghỉ học tránh áp thấp nhiệt đới

16:17:0, 16/11/2012

Tối 15/11, mưa bắt đầu nặng hạt ở các tỉnh ven biển miền Tây. Tại Sóc Trăng đã có hàng nghìn người được sơ tán ra khỏi vùng nguy hiểm.

Khẩn cấp phòng, chống triều cường và áp thấp nhiệt đới

16:1:0, 16/11/2012

Để chủ động ứng phó triều cường dâng cao và áp thấp nhiệt đới gần bờ sẽ tác động trực tiếp đến Bạc Liêu, chiều 14/11/2012, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã tổ chức cuộc họp đột xuất nhằm đánh giá tình hình và đưa ra giải pháp ứng phó kịp thời. Chỉ đạo của Ban Thường vụ Tỉnh ủy là phải bảo vệ cho được khu vực sản xuất, tính mạng và tài sản của nhân dân với tinh thần khẩn trương, mang lại hiệu quả cao nhất.

TP. Bạc Liêu: Triển khai kế hoạch ứng phó với áp thấp nhiệt đới và triều cường dâng cao

15:50:0, 16/11/2012

Để chủ động ứng phó với áp thấp nhiệt đới và triều cường dâng cao, sáng 15/11/2012, Ban chỉ huy PCLB&TKCN TP. Bạc Liêu tổ chức cuộc họp khẩn để triển khai các phương án phòng tránh bão và nước dâng vào đêm nay. Trong trường hợp bão có sức gió từ cấp 6 đến cấp 8 đối với 3 đơn vị ven biển của thành phố là phường Nhà Mát, xã Hiệp Thành và xã Vĩnh Trạch Đông thì tập trung dân tại chỗ, các phường, xã còn lại bố trí lực lượng cứu hộ, cứu nạn trực ở những nơi xung yếu.

Lễ kỷ niệm Ngày giảm nhẹ thiên tai Quốc tế và ASEAN tại Bangkok ngày 12/10/2012

9:9:0, 16/11/2012

Cục Phòng chống và giảm nhẹ thiên tai, Thái Lan, phối hợp với Cơ quan Chiến lược về giảm nhẹ rủi ro thiên tai của Liên hợp quốc (UNISDR) và Ủy ban Quản lý thiên tai ASEAN tổ chức Lễ kỷ niệm Ngày giảm nhẹ thiên tai Quốc tế và ASEAN tại Bangkok ngày 12/10/2012. Buổi lễ nhằm chia sẻ bài học, kinh nghiệm và nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của giảm nhẹ rủi ro thiên tai, đặc biệt chú trọng đến vai trò của nữ giới trong công tác quản lý thiên tai.

TIN CUỐI CÙNG VỀ ÁP THẤP NHIỆT ĐỚI

9:57:0, 15/11/2012

Tối nay (15/11), sau khi đi vào khu vực biển từ Bà Rịa – Vũng Tàu đến Cà Mau, áp thấp nhiệt đới đã suy yếu thành một vùng áp thấp.

TIN ÁP THẤP NHIỆT ĐỚI TRÊN BIỂN ĐÔNG

9:30:0, 14/11/2012

Hồi 01 giờ ngày 14/11, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở vào khoảng 8,2 độ Vĩ Bắc; 111,2 độ Kinh Đông, trên khu vực quần đảo Trường Sa. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 6 (tức là từ 39 đến 49 km một giờ), giật cấp 7.

Xây dựng khung chính sách về biến đổi khí hậu: Mở rộng cách tiếp cận

16:20:0, 12/11/2012

Khi xây dựng các chính sách về biến đổi khí hậu, cần thực hiện đồng thời cách tiếp cận từ dưới lên để tạo tính khả thi, chi tiết và cách tiếp cận từ trên xuống để đảm bảo tính vĩ mô, bao quát của chính sách. Đó là kiến nghị của các nhà tài trợ quốc tế tại phiên họp toàn thể về kết quả giám sát tiến độ thực hiện hành động chính sách năm 2012 và Khung hành động chính sách 2013 – 2015 diễn ra ngày 5/11.

WB hỗ trợ Việt Nam ứng phó với biến đổi khí hậu

16:16:0, 12/11/2012

Ngày 9/11, Ngân hàng Thế giới (WB) tại Việt Nam cho biết: Ban Giám đốc điều hành Ngân hàng Thế giới đã thông qua khoản tín dụng trị giá 70 triệu USD cho Việt Nam nhằm hỗ trợ chính phủ tăng cường năng lực thể chế cần thiết trong công tác ứng phó với biến đổi khí hậu.

Nhiều diện tích ĐBSCL sẽ bị ngập khoảng 1 mét vào năm 2050

16:14:0, 12/11/2012

Dự báo trên đã được Viện Quy hoạch Thủy lợi miền Nam đưa ra tại hội thảo khoa học “đánh giá quy hoạch thủy lợi đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) trong điều kiện thích ứng với biến đổi khí hậu, nước biển dâng và tác động của việc xây dựng đập thủy điện trên dòng chính sông Mê Kông”, do Hội Tưới tiêu Việt Nam tổ chức tại TP. Cần Thơ vào ngày 8/11.

Về đầu trang