Cách Steve Jobs xây dựng Apple

0:0:0, 10/09/2011 Chỉ trong 14 năm, Steve Jobs đã biến Apple từ một công ty đứng bên bờ vực phá sản, thành một công ty công nghệ được ngưỡng mộ nhất thế giới.

Ông đã tạo ra điều thần kì ấy bằng cách nào?

Luôn suy nghĩ khác biệt, sáng tạo không ngừng và sẵn sàng tranh luận: Đó là những gì tạo nên bản sắc của Steve Jobs và làm nên thành công hiện nay của Apple.

Hợp tác với kẻ thù

Sự kết hợp giữa Pepsi và Coca-cola hay Verizon và AT&T chắc chắn là điều không ai tưởng tượng tới. Vì thế, khi hai đối thủ lớn là Apple và Microsoft tuyên bố hợp tác năm 1997 tại Macworld Expo, mọi người đã “ngã ngửa”.

Sau 12 năm thất thu, Jobs có tiền cho Apple, và ông tìm tới Bill Gates – người đã đầu tư 150 triệu USD cho Apple.

Nói về việc này, Jobs cho biết: “Kỉ nguyên cạnh tranh giữa Apple và Microsoft đã kết thúc. Tất cả điều này là vì “sức khỏe” của Apple, để Apple có khả năng tạo ra những giá trị lớn cho nền công nghiệp và trở lại thời kì thịnh vượng.”

Tạo ra các sản phẩm “sexy”

Là chuyên gia bán hàng cừ khôi, Jobs hiểu rõ tầm quan trọng của tính thẩm mỹ. Ông nhận ra rằng các sản phẩm của Apple đã lỗi thời.

Năm 1998, Jobs triệu tập cuộc họp trong công ty, và nói: “Bạn biết công ty sai ở đâu không? Các sản phẩm thật TỆ HẠI – không có một chút quyến rũ (sexy) nào cả.”

Và bây giờ, Apple nổi tiếng với việc tạo ra những công nghệ đẹp nhất, từ những máy iMac đa sắc màu tới những máy tính bảng iPad bóng bẩy.

Thay đổi tầm nhìn nguyên bản
 

Apple khởi đầu là công ty chỉ chuyên về máy tính, nhưng Jobs hiểu cần mở rộng kinh doanh nếu muốn gặt hái thành công thực sự.

Apple bắt đầu mở rộng sản phẩm ngoài máy tính với sự ra đời của Final Cut Pro, tiếp theo là máy nghe nhạc MP3, iPhone, iPad.

Jobs cũng đổi tên công ty từ Apple Computer thành Apple vào năm 2007 để biểu đạt tầm nhìn mới của mình.

Giải pháp “xô đổ” rào chắn

 

Các nhà bán lẻ không đặt sản phẩm của Apple ở vị trí tương xứng. Giải pháp của Jobs/. Apple Store ra đời. Phân tán khắp nơi trên thế giới, sự thành công của chuỗi cửa hàng bán lẻ của Apple thực sự là “người tình của công nghiệp bán lẻ máy tính”.

Cho khách hàng biết họ muốn gì

Jobs cho khách hàng biết cái họ muốn, trước khi khách hàng tự biết mình muốn gì.

Carl Howe, Giám đốc nghiên cứu khách hàng của Yankee Group cho rằng Apple có lối đi tuyệt vời: tạo những gì khách hàng muốn, và bán những thứ mà khách hàng đã nghĩ không cần thiết.

Năm ngoái, nhiều người trố mắt khi iPad được ra mắt. Nhưng năm nay, đã có gần 20 triệu iPad được tiêu thụ. Và con số này không phải để nói chơi.

Kết nối

 

Apple tung ra các sản phẩm sáng tạo nhưng có khả năng kết nối với nhau. iPods kết hợp tuyệt vời cùng iTunes; iPad và iPhone lại sở hữu chung kho ứng dụng.

Theo Jobs, “sáng tạo là kết nối”. Apple thường xuyên cho thấy phép gộp mạnh hơn các thành phần đơn lẻ.

Đừng thuê nhân viên thiếu bản sắc

 
Jobs cho biết: “Phần tạo ra điểm mạnh của Macintosh chính là những người làm việc ở đây: những nhạc công, nhà thơ, nghệ sĩ, nhà động vật học, nhà sử học, nhưng cũng đồng thời là những nhà khoa học tốt nhất trên thế giới.”

Khuyến khích khác biệt

 

“Think Different” (tạm dịch: suy nghĩ khác biệt) vào cuối những năm 1990 là một trong những chiến dịch quảng cáo hiệu quả nhất mọi thời đại.

Nó mô phỏng sự sáng tạo và tự đổi mới – những gì mà Apple đang theo đuổi ngày hôm nay.

Không phức tạp

 

Sự đơn giản là điều hạnh phúc nhất

Nhà thiết kế Jonathan Ives của Apple xác nhận chiến lược này: “Chúng tôi hoàn toàn dồn tâm sức để tạo ra một giải pháp hướng tới sự đơn giản, bởi chúng tôi đã nắm quá rõ ràng mọi bản chất vật lí”.

Bán ước mơ, đừng bán sản phẩm

 

Jobs khiến mọi người “say đắm” các cảm giác. Khách hàng của ông không mua sản phẩm, khách hàng của ông chỉ mua những gì sản phẩm đại diện.

Nhớ rằng con người quan tâm trước hết và quan tâm nhất là về chính bản thân họ, vì thế, hãy tạo ra các sản phẩm mà họ muốn gắn bó.

Về chuyên mục

Tin liên quan

Về đầu trang