Khóa đào tạo đội ngũ giảng viên cấp tỉnh cho 15 tỉnh, thành phố
Thực hiện Kế hoạch triển khai Đề án Nâng cao nhận thức cộng đồng và Quản lý thiên tai dựa vào cộng đồng năm 2011 bằng nguồn ngân sách Nhà nước do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quản lý đã được Tổng cục Thủy lợi phê duyệt, Trung tâm Phòng tránh và Giảm nhẹ thiên tai đã tổ chức đào tạo TOT giảng viên cấp tỉnh với những kết quả như sau:
1. Nội dung đánh giá và kết quả đạt được:
Trung tâm Phòng tránh và Giảm nhẹ thiên tai đã phối hợp với Văn phòng thường trực Ban Chỉ huy PCLB và TKCN tỉnh, thành phố tổ chức 05 lớp tập huấn từ ngày 17-26/10/2011 cho 15 tỉnh, thành phố.
Nội dung khóa tập huấn tập trung vào các kiến thức cơ bản (khái niệm, nguyên tắc, cơ cấu tổ chức,..) về quản lý rủi ro thiên tai, biến đổi khí hậu và quản lý thiên tai dựa vào cộng đồng; kỹ năng và phương pháp xây dựng nội dung và kế hoạch bài giảng. Trong quá trình đào tạo, các học viên đã chia sẻ thông tin về tình hình thiên tai, các biện pháp và kinh nghiệm phòng chống lũ, bão tại địa phương mình. Ngoài các bài giảng về lý thuyết, thông qua hoạt động “Thí Giảng, Thao Giảng”, Trung tâm và các giảng viên dành nhiều thời gian để các học viên thực hành giảng dạy để tạo sự tự tin và kinh nghiệm ban đầu.
Theo đánh giá của các giảng viên thông qua kết quả kiểm tra chuyên môn và kỹ năng xây dựng bài giảng, các học viên đã hiểu và nắm được các kiến thức cơ bản và tương đối tự tin khi đứng giảng. Các học viên cũng đã nhiệt tình, tích cực tham gia các hoạt động của lớp học và đóng góp ý kiến vào nội dung bài giảng.
Một số kết quả đánh giá của 05 lớp học như sau:
a) Số lượng các học viên tham gia khóa đào tạo:
- Học viên tham gia Khóa đào tạo được cử tại Quyết định của UBND cấp tỉnh và các công văn của Văn phòng BCH tỉnh. Số học viên hoàn thành khóa tập huấn: 125 học viên
TT
|
Nội dung
|
Số lượng
|
Tỷ lệ
(%)
|
1
|
Tỷ lệ học viên Nam/Nữ
|
|
|
|
Học viên Nam
|
81
|
66,5%
|
|
Học viên nữ
|
44
|
33,5%
|
2
|
Số học viên trong cơ quan quản lý và tổ chức xã hội
|
|
|
|
Tổ chức xã hội
|
44
|
34,4%
|
|
Cán bộ quản lý
|
81
|
65,6%
|
3
|
Số học viên cấp tỉnh và cấp huyện
|
|
|
|
Cấp tỉnh
|
100
|
79%
|
|
Cấp huyện
|
25
|
21%
|
- Tự đánh giá về khả năng đứng giảng của các học viên sau khóa học:
Rất tự tin: 25%;
|
Ít tự tin: 25%
|
Tự tin: 50%
|
Không tự tin: 0%
|
|
|
|
Lớp học ở Bắc Giang
|
Lớp học tại Sơn La
|
Lớp học tại Cà Mau
|
b) Đánh giá về của nội dung tài liệu tập huấn:
- Tài liệu tập huấn đã được Tổng cục Thủy lợi phê duyệt đã được các giảng viên và học viên cơ bản đánh giá cao về hàm lượng khoa học và tính thời sự về quản lý thiên tai, biến đổi khí hậu. Tuy nhiên một số nội dung của tài liệu cần điều chỉnh, rút gọn và rõ ràng hơn, đặc biệt là phần về Biến đổi khí hậu và mối liên hệ giữa Quản lý giảm nhẹ rủi ro thiên tai và thích ứng Biến đổi khí hậu.
- Các học viên đánh giá sự phù hợp về nội dung của tài liệu như sau:
Hoàn toàn đồng ý: 26%;
|
Chưa hoàn toàn đồng ý: 9%
|
Đồng ý: 65%
|
Không đồng ý: 0%
|
c) Đánh giá về công tác tổ chức lớp học:
Rất tốt: 30%;
|
Khá: 06%
|
Tốt: 62%
|
Trung bình: 2%
|
d) Về Học viên:
Phần lớn các học viên hiện đang công tác tại các tổ chức xã hội của tỉnh (Hội chữ thập đỏ, Hội Nông dân, Hội liên hiệp Phụ nữ tỉnh, Đoàn Thanh niên CS Hồ Chí Minh tỉnh) đã tham gia các công tác xã hội, đoàn thể nên đã có những kinh nghiệm nhất định trong công tác phòng chống lụt bão; đã có những kiến thức nhất định về quản lý thiên tai dựa vào cộng đồng thông qua một số dự án trong nước và quốc tế. Tuy nhiên, phần lớn các học viên chưa được hiểu đầy đủ về biến đổi khí hậu; mối liên quan giữa biến đổi khí hậu và thiên tai.
Một trong những vấn đề nảy sinh là phần lớn các học viên chưa xác định rõ được trách nhiệm của bản thân khi tham gia khóa học này. Ban đầu, phần lớn các học viên xác định khóa đào tạo này thuộc một Dự án tài trợ chứ không xác định rõ đây là một hoạt động quan trọng thuộc Đề án của Chính phủ. Đây thực sự là vấn đề cần quan tâm sau này.
|
|
Một số hình ảnh trao Chứng nhân cho Học viên các tỉnh
|
2. Đánh giá, kiến nghị và đề xuất:
2.1. Đánh giá:
Trên cơ sở ý kiến đánh giá và góp ý của học viên và giảng viên trong quá trình và cuối khóa đào tạo, một số đánh giá chính được tổng hợp như sau:
a) Về nội dung và tài liệu đào tạo:
Tài liệu sử dụng trong khóa tập huấn sử dụng tài liệu chuyên khảo về quản lý rủi ro thiên tai và thích ứng với biến đổi khí hậu đã được Tổng cục Thủy lợi phê duyệt tại Quyết định số 583/QĐ-TCTL-ĐĐ ngày 13/7/2011; Tài liệu hướng dẫn kỹ năng, phương pháp do Cơ quan Oxfam tổng hợp trên cơ sở các tài liệu của Hội Chữ thập đỏ Việt Nam, các tổ chức phi chính phủ.
Một số đánh giá, nhận xét:
Tài liệu được xây dựng công phu, có hàm lượng khoa học cao, bao hàm toàn bộ những kiến thức cơ bản về quản lý rủi ro thiên tai, thích ứng biến đổi khí hậu và quản lý thiên tai dựa vào cộng đồng. Điều này thể hiện tác giả của tài liệu có trình độ và nỗ lực rất cao trong quá trình xây dựng tài liệu.
Tuy nhiên, một số nội dung chính cần xem xét:
- Cách viết về nội dung về biến đổi khí hậu còn quá khoa học, khó hiểu. Vì vậy cần có phương pháp diễn đạt và giải nghĩa dễ hiểu hơn (như bổ sung nhiều hình vẽ, sơ đồ, ví dụ thực tế sát với tình hình địa phương). Đặc biệt đối với đối tượng là cán bộ tại cấp tỉnh, huyện (có trình độ, lĩnh vực đào tạo,.. rất khác nhau).
- Cách dùng từ và câu văn cần phổ thông (Việt hóa) hơn nữa; phải giải thích những từ có tính chuyên môn, chữ viết tắt.
b) Về đội ngũ giảng viên:
Đội ngũ giảng viên là các cán bộ của mạng lưới Hội chữ thập đỏ Việt Nam, các tổ chức Phi chính phủ. Vì vậy, đội ngũ giảng viên có điểm mạnh là có kiến thức tốt về quản lý rủi ro thiên tai, quản lý thiên tai dựa vào cộng đồng và kỹ năng, phương pháp giảng bài tích cực (phương pháp tích cực chủ động có sự tham gia của các học viên).
Tuy nhiên, các nội dung liên quan đến Biến đổi khí hậu và mối quan hệ giữa biến đổi khí hậu và quản lý rủi ro thiên tai là khá mới với một số giảng viên.
2.2. Đề xuất và kiến nghị của Trung tâm:
Trên cơ sở ý kiến đóng góp của học viên, giảng viên và thời gian còn lại trong năm 2011, một số nội dung cần triển khai như sau:
a) Trung tâm Phòng tránh và Giảm nhẹ thiên tai gửi báo cáo kết quả khóa học và danh sách học viên tham gia cho Sở Nông nghiệp và PTNT, Chi cục PCLB và TKCN tỉnh (Văn phòng Ban Chỉ huy PCLB&TKCN tỉnh).
b) Trước mắt, phối hợp với các cơ quan, tổ chức xã hội, các tổ chức quốc tế tại Việt Nam xây dựng Đề cương thành lập Đội ngũ giảng viên cấp Trung ương và kế hoạch đào tạo cho đội ngũ giảng viên cấp Trung ương, cấp tỉnh - Về lâu dài tiến tới đội ngũ các cấp huyện, xã, cộng đồng, nhằm mục tiêu:
- Thống nhất hệ thống tập huấn trong khuôn khổ Đề án “Nâng cao nhận thức cộng đồng và Quản lý thiên tai dựa vào cộng đồng” giữa hệ thống quản lý Nhà nước các cấp; hệ thống các nhà tài trợ, các tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ, các tổ chức xã hội tại Việt Nam.
- Tránh chồng chéo và lãng phí nguồn lực.
- Dần tạo ý thức cho các học viên các cấp; trách nhiệm của các tỉnh, thành phố trong công tác đào tạo nguồn nhân lực phục vụ phòng tránh và giảm nhẹ thiên tai trong trong tương lai.