Trung tâm phòng tránh và giảm nhẹ thiên tai

Trung tâm Chính sáchvà Kỹ thuật phòng chống thiên tai

Giao diện dễ tiếp cận vietnam english
Đăng nhập

Quản lý - Hợp tác - Cùng hành động

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Giới thiệu
    • Cơ cấu tổ chức
    • Chức năng - nhiệm vụ
    • Chiến lược phát triển
  • Tin tức
    • Tin Trong nước - Quốc tế
    • Bản tin Trung tâm
    • Bản tin Trung tâm
  • Trung tâm Thông tin
    • Sự kiện thiên tai
    • Kiến thức cơ bản
    • Cơ sở dữ liệu
      • Chính sách và Kỹ thuật PCTT
      • CSDL Ngân hàng cát ĐBSCL
      • CSDL Dân sinh kinh tế
      • CSDL Viễn thám
      • Thiệt hại và nhu cầu
      • Đề án nâng cao nhận thức CĐ
        • Ma trận dự án
        • Mạng lưới hỗ trợ kỹ thuật
        • Tài liệu Đề án 1002
          • Văn bản pháp quy
          • Tài liệu tham khảo
          • Tài liệu truyền thông
        • Theo dõi & đánh giá
        • Đánh giá RRTT-DVCĐ
          • Bản đồ RRTT-DVCĐ
          • Bản đồ khác
          • Báo cáo đánh giá
        • Kế hoạch phòng chống thiên tai
      • Hệ thống giám sát thiên tai
      • Hệ thống giám sát camera
      • CSDL không gian
    • Thư viện ảnh
    • Dự án Nông thôn mới
      • Cổng thông tin điện tử
      • Sản phẩm dự án Nông thôn mới
    • Công khai ngân sách nhà nước
  • Đối tác
  • Dự án
  • Lịch công tác
  1. Tin tức
  2. Trang tin chi tiết
  • Share this on Facebook
  • Share this on Twitter
  • Share this on GooglePlus

Bảo đảm thông tin liên lạc cho tàu cá trong mùa mưa bão

9:38:23, 17/07/2020 Dự báo mùa mưa bão năm nay thời tiết sẽ diễn biến phức tạp, do vậy các sở, ngành có liên quan của tỉnh đã chủ động triển khai đồng bộ nhiều giải pháp, nhất là thông tin liên lạc, nhằm bảo đảm an toàn cho ngư dân, phương tiện hoạt động trên biển.


Vẫn còn nhiều tàu cá của ngư dân xã Ngư Lộc (Hậu Lộc) chưa lắp thiết bị thông tin liên lạc..

Hiện toàn tỉnh có 7.234 tàu cá; trong đó, tàu cá có chiều dài dưới 12m là 3.858 chiếc, tàu cá có chiều dài từ 12m đến dưới 15m là 1.068 chiếc, tàu cá có chiều dài từ 15m trở lên là 1.332 chiếc. Hiện có 107 tàu trên 24m đã được lắp thiết bị giám sát hành trình trước ngày 1-7- 2019 theo quy định do được hỗ trợ của Nhà nước. Còn lại 1.225 tàu có chiều dài từ 15 đến dưới 24m ngư dân bắt buộc phải tự bỏ kinh phí để lắp thiết bị giám sát hành trình, trong đó có 336 tàu thuộc nhóm tàu làm nghề lưới kéo phải lắp đặt trước ngày 1-1-2020, số còn lại phải lắp trước ngày 1-4-2020. Tuy nhiên, việc lắp thiết bị giám sát hành trình đến 15-5-2020 đạt 315/1.332 tàu (23,6%). Trong 6 tháng đầu năm 2020, mặc dù không có giông bão, nhưng trên vùng biển của tỉnh đã xảy ra 4 vụ tai nạn tàu cá làm 1 thuyền viên bị chết, 1 thuyền viên bị mất tích, 1 tàu bị mất tích, 1 tàu cá bị hư hỏng hoàn toàn, ước thiệt hại 1,9 tỷ đồng.

Trước thực trạng trên, để bảo đảm an toàn cho người và phương tiện hoạt động trên biển, Chi cục Thủy sản đang tích cực phối hợp với các địa phương ven biển vận động ngư dân trang bị các thiết bị thông tin liên lạc, như: ICOM, bộ đàm, máy thông tin liên lạc HF tầm xa tích hợp định vị vệ tinh... nhằm nắm bắt thông tin thời tiết, các bản tin báo bão, áp thấp nhiệt đới để chủ động phòng tránh. Ngư dân Lê Xuân An, xã Hoằng Trường (Hoằng Hóa), cho biết: Tàu cá khai thác hải sản xa bờ được trang bị thiết bị thông tin liên lạc để nắm bắt các thông tin cảnh báo thời tiết xấu trên biển theo các tần số dự báo bão, áp thấp nhiệt đới để có biện pháp phòng ngừa, giảm nhẹ thiệt hại do thiên tai gây ra là rất cần thiết. Thông qua mạng lưới thông tin liên lạc, các đơn vị đã kêu gọi, hướng dẫn ngư dân tránh trú bão kịp thời. Cùng với đó, việc chủ động trang bị các dụng cụ cứu sinh, cứu nạn trên tàu cá để bảo đảm an toàn cho mỗi chuyến biển. Tuy nhiên, do chi phí lắp đặt các thiết bị thông tin liên lạc cao nên ngư dân cũng gặp khó khăn về kinh phí.

Trên địa bàn tỉnh có 3 trạm thủy sản (còn gọi là trạm giám sát tàu cá hoạt động trên biển) ở các cảng cá Hòa Lộc (Hậu Lộc), Lạch Bạng (thị xã Nghi Sơn), Lạch Hới (TP Sầm Sơn) và trạm chính phát tín hiệu đặt tại Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thực hiện chức năng giám sát tàu cá phục vụ công tác phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn. Hằng ngày, tại trạm bờ của chi cục đều có cán bộ trực canh, mùa mưa bão sẽ phân công thêm cán bộ trực canh 24/24 giờ để thông tin cảnh báo diễn biến thời tiết cho ngư dân đang hoạt động trên biển và tiếp nhận các thông tin khẩn cấp liên quan đến các sự cố trên biển. Đồng thời, thông qua tin nhắn ngư dân gửi từ biển bằng máy VX-1700 về trạm bờ để có cơ sở thống kê, kiểm đếm số lượng tàu cá trong tỉnh đang hoạt động trên biển để hướng dẫn ngư dân các biện pháp tránh trú khi có mưa bão, áp thấp nhiệt đới, giảm thiểu rủi ro trên biển. Để bảo đảm an toàn cho tàu cá mùa mưa bão, ngoài việc tăng cường quản lý, giám sát, giữ liên lạc với tàu thuyền đang hoạt động trên biển, chi cục phối hợp với các cơ quan chức năng tập huấn cho ngư dân về bảo đảm thông tin liên lạc, công tác cứu hộ, cứu nạn trên biển.

Đến thời điểm này, các địa phương ven biển trong tỉnh đã kiện toàn ban chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn, chú trọng việc thống kê số lượng tàu thuyền, chủ động các phương án bảo đảm an toàn cho ngư dân và phương tiện hoạt động trên biển.

Hiện toàn tỉnh có 7.234 tàu cá; trong đó, tàu cá có chiều dài dưới 12m là 3.858 chiếc, tàu cá có chiều dài từ 12m đến dưới 15m là 1.068 chiếc, tàu cá có chiều dài từ 15m trở lên là 1.332 chiếc. Hiện có 107 tàu trên 24m đã được lắp thiết bị giám sát hành trình trước ngày 1-7- 2019 theo quy định do được hỗ trợ của Nhà nước. Còn lại 1.225 tàu có chiều dài từ 15 đến dưới 24m ngư dân bắt buộc phải tự bỏ kinh phí để lắp thiết bị giám sát hành trình, trong đó có 336 tàu thuộc nhóm tàu làm nghề lưới kéo phải lắp đặt trước ngày 1-1-2020, số còn lại phải lắp trước ngày 1-4-2020. Tuy nhiên, việc lắp thiết bị giám sát hành trình đến 15-5-2020 đạt 315/1.332 tàu (23,6%). Trong 6 tháng đầu năm 2020, mặc dù không có giông bão, nhưng trên vùng biển của tỉnh đã xảy ra 4 vụ tai nạn tàu cá làm 1 thuyền viên bị chết, 1 thuyền viên bị mất tích, 1 tàu bị mất tích, 1 tàu cá bị hư hỏng hoàn toàn, ước thiệt hại 1,9 tỷ đồng.

Trước thực trạng trên, để bảo đảm an toàn cho người và phương tiện hoạt động trên biển, Chi cục Thủy sản đang tích cực phối hợp với các địa phương ven biển vận động ngư dân trang bị các thiết bị thông tin liên lạc, như: ICOM, bộ đàm, máy thông tin liên lạc HF tầm xa tích hợp định vị vệ tinh... nhằm nắm bắt thông tin thời tiết, các bản tin báo bão, áp thấp nhiệt đới để chủ động phòng tránh. Ngư dân Lê Xuân An, xã Hoằng Trường (Hoằng Hóa), cho biết: Tàu cá khai thác hải sản xa bờ được trang bị thiết bị thông tin liên lạc để nắm bắt các thông tin cảnh báo thời tiết xấu trên biển theo các tần số dự báo bão, áp thấp nhiệt đới để có biện pháp phòng ngừa, giảm nhẹ thiệt hại do thiên tai gây ra là rất cần thiết. Thông qua mạng lưới thông tin liên lạc, các đơn vị đã kêu gọi, hướng dẫn ngư dân tránh trú bão kịp thời. Cùng với đó, việc chủ động trang bị các dụng cụ cứu sinh, cứu nạn trên tàu cá để bảo đảm an toàn cho mỗi chuyến biển. Tuy nhiên, do chi phí lắp đặt các thiết bị thông tin liên lạc cao nên ngư dân cũng gặp khó khăn về kinh phí.

Trên địa bàn tỉnh có 3 trạm thủy sản (còn gọi là trạm giám sát tàu cá hoạt động trên biển) ở các cảng cá Hòa Lộc (Hậu Lộc), Lạch Bạng (thị xã Nghi Sơn), Lạch Hới (TP Sầm Sơn) và trạm chính phát tín hiệu đặt tại Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thực hiện chức năng giám sát tàu cá phục vụ công tác phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn. Hằng ngày, tại trạm bờ của chi cục đều có cán bộ trực canh, mùa mưa bão sẽ phân công thêm cán bộ trực canh 24/24 giờ để thông tin cảnh báo diễn biến thời tiết cho ngư dân đang hoạt động trên biển và tiếp nhận các thông tin khẩn cấp liên quan đến các sự cố trên biển. Đồng thời, thông qua tin nhắn ngư dân gửi từ biển bằng máy VX-1700 về trạm bờ để có cơ sở thống kê, kiểm đếm số lượng tàu cá trong tỉnh đang hoạt động trên biển để hướng dẫn ngư dân các biện pháp tránh trú khi có mưa bão, áp thấp nhiệt đới, giảm thiểu rủi ro trên biển. Để bảo đảm an toàn cho tàu cá mùa mưa bão, ngoài việc tăng cường quản lý, giám sát, giữ liên lạc với tàu thuyền đang hoạt động trên biển, chi cục phối hợp với các cơ quan chức năng tập huấn cho ngư dân về bảo đảm thông tin liên lạc, công tác cứu hộ, cứu nạn trên biển.

Đến thời điểm này, các địa phương ven biển trong tỉnh đã kiện toàn ban chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn, chú trọng việc thống kê số lượng tàu thuyền, chủ động các phương án bảo đảm an toàn cho ngư dân và phương tiện hoạt động trên biển.

(Nguồn: Báo Thanh Hóa)

Tin liên quan

  • Sóng nhiệt “tấn công” châu Âu - nhiều nước cảnh báo nắng nóng và cháy rừng
  • Hậu Giang tăng cường ứng phó với nguy cơ mưa lớn, sạt lở đất
  • Hải Dương không để gián đoạn phòng chống thiên tai khi sắp xếp
  • Trung Quốc nâng mức cảnh báo mưa lớn, kích hoạt ứng phó khẩn cấp tại 9 tỉnh
  • Thủ tướng chỉ đạo tăng cường phòng, chống thiên tai trước mùa mưa bão năm 2025
  • Chưa đầy 6 tháng, tại Hậu Giang đã xảy ra 30 điểm sụp đất, sạt lở bờ sông
  • Quảng Trị công bố tình huống khẩn cấp thiên tai để khắc phục hậu quả bão lũ
  • Quảng Trị: Khẩn trương khắc phục hậu quả bão số 1
  • Quảng Bình: Tìm thấy 2 thi thể mất tích do mưa lũ
  • Cuộc chạy đua cứu lúa trong mưa lũ

 

  • Hệ thống giám sát thiên tai Việt Nam (VNDMS)

  • CSDL Quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng (Đề án 553)

  • CSDL Dân sinh kinh tế

  • CSDL Bản đồ sạt lở bờ sông, xói lở bờ biển

  • CSDL Không gian

  • CSDL Thư viện Chính sách và Kỹ thuật PCTT

  • CSDL Thiệt hại

  • CSDL Viễn thám

  • CSDL Khoa học công nghệ

  • Phần mềm hướng dẫn phổ biến kiến thức trực tuyến về PCTT

  • Trang Chuyển đổi số trong lĩnh vực Quản lý đê điều và Phòng, chống thiên tai

  • Phần mềm quản lý và giám sát camera

  • Phần mềm hỗ trợ xây dựng phương án ứng phó thiên tai

Thông tin thời tiết

Bản quyền © 2015 - Trung tâm Chính sách và Kỹ thuật phòng chống thiên tai

Địa chỉ: Số 54 ngõ 102 Trường Chinh – Đống Đa – Hà Nội.

Điện thoại: +84-436291511 - Fax: +84-437336647

Email: trungtamcsktpctt@gmail.com - Website: www.dmptc.gov.vn

Số người online: 485

Tổng số lượt truy cập: 20287360