Khí hậu thay đổi
Theo dõi số liệu về nhiệt, ẩm, mưa… trong hàng chục năm qua ở Cao Bằng, các nhà khoa học đã nhận thấy những dấu hiệu về biến đổi khí hậu. Nền nhiệt độ trung bình năm tăng lên (cứ 10 năm thì tăng khoảng 0,42 độ C) nhưng những ngày nhiệt độ xuống thấp gây rét đậm rét hại lại kéo dài gây thiệt hại lớn về mùa màng và vật nuôi, đặc biệt suất hiện hai đợt rét đậm rét hại lịch sử kéo dài 38 ngày (năm 2008) và 36 ngày (năm 2011) gây thiệt hại rất lớn về mùa màng, cây lâm nghiệp, đặc biệt là cho đàn gia súc theo thống kê qua 2 đợt rét đậm, rét hại này làm chết hơn 30.000 con trâu, bò.
Chuối sỗ liệu lượng mưa cũng diễn biến khá thất thường và không theo quy luật và rất khác nhau tại các trạm điều đó càng khẳng định khí hậu tại tỉnh Cao Bằng chịu ảnh hưởng lớn về điều kiện địa lý tự nhiên giữa các vùng khác nhau.
Chế độ mưa cũng khác thường, nước tập trung chủ yếu vào mùa mưa gây lũ quét và sạt lở đất. Ngược lại, nguồn nước tại các sông, suối, ao hồ có xu hướng suy giảm, gây hạn hán, ô nhiễm nguồn nước.
Xây dựng kịch bản biến đổi khí hậu cho tỉnh, dựa trên kịch bản biến đổi khí hậu trên toàn quốc, các nhà khoa học đã cho ra những nhận định ban đầu. Theo đó, nhiệt độ trung bình tỉnh Cao Bằng có xu hướng tăng dần theo thời gian ở tất cả các mùa trong năm, trong đó thời kỳ tháng VI - VIII có mức tăng chậm hơn các thời kỳ khác. Vào giữa thế kỷ 21, nhiệt độ trung bình năm có khả năng tăng lên 1,2 độ C và đến cuối thế kỷ này, mức tăng nhiệt độ có thể là 2,5 độ C.
Lượng mưa qua các thập kỷ trong hầu hết các mùa đều có xu hướng tăng, trong đó mùa tháng 6-8 có mức tăng nhanh hơn (6,6% vào giữa thế kỷ và 12,7% vào cuối thế kỷ). Vào mùa tháng I3-5, lượng mưa lại có xu hướng giảm, giảm 2,3% vào giữathế kỷ, và giảm đạt mức cao nhất vào cuối thế kỷ là 4,4%. Tính trung bình cho cả năm thì lượng mưa năm có xu hướng tăng với mức tăng khoảng 3,8% vào giữa thế kỷ và tăng 7,3% vào cuối thế kỷ 21.
Tác động
Theo nhận định của các chuyên gia, biến đổi khí hậu có thể làm gia tăng các hiện tượng khí hậu cực đoan và thiên tai đối với tỉnh Cao Bằng. Những đợt nắng nóng kéo dài gây ra hạn hán, gia tăng nguy cơ cháy rừng; Những đợt rét đậm rét hại kéo dài gây thiệt hại lớn về kinh tế và môi trường. việc phân bố lượng mưa không đồng đều, gia tăng tần suất các đợt mưa với lưu lượng lớn trong nhiều giờ, thậm chí trong nhiều ngày một đợt hạn hán kéo dài làm gia tăng tấn suất lũ, lũ quét, sạt lở. Cao Bằng là tỉnh có 75% diện tích đất có độ dốc trên 25 độ, các sông, suối có độ dốc lớn, lòng sông hẹp… nên dẫn đến khả năng xuất hiện lũ quét, sạt lở đất, ngập lụt cục bộ tăng cao, đặc biệt là trong những đột mưa với cường độ lớn.
Ngoài ra, sẽ thay đổi chế độ nhiệt ẩm, các điều kiện thời tiết khiến gia tăng tần suất các đợt áp thấp nhiệt đới, ngập lụt, giông, lốc, sét; bệnh dịch…
Thêm nhữa, do địa hình của khu vực có độ dốc lơn, bị chia cắt mạnh nên khả năng khai thác đất sản xuất nông nghiệp rất bị hạn chế, nếu phương thức canh tác không hợp lý sẽ dẫn đến sói mòn, rửa trôi, hoang hóa đất. Vào mùa mưa dễ xảy ra lũ quét, lũ ống, sạt lở đất làm thiệt hại đến tài sản, tính mạng và gây khó khăn cho sản xuất và đời sống nhân dân.
Các nhà khoa học cho rằng, tại Cao Bằng, khu vực cộng đồng dân tộc dễ bị tổn thương. Các huyện đông đồng bào dân tộc là Bảo Lạc, Bảo Lâm, Nguyên Bình, Thông Nông, Hà Quảng. Đời sống của người dân phục thuộc chủ yếu vào nông nghiệp, do thiếu trình độ, khoa học công nghệ nên hiệu quả canh tác phụ thuộc vào điều kiện thời tiết, khí hậu. Đây là đối tượng khó có khả năng thích nghi và ứng phó với biến đổi khí hậu do vậy rất dễ bị tổn thương bởi tác động của biến đổi khí hậu gây ra (lũ quét, sạt lở đất, ngập lụt, hạn hán…) sự lan tràn, phát tán các bệnh dịch cũng như vấn đề liên quan đến an ninh lương thực.
Cao Bằng còn nằm trong vùng nhạy cảm về môi trường sinh thái, bởi thường chịu ảnh hưởng của lũ, lũ quét và sạt lở đất; cháy rừng, hạn hán. Các lĩnh vực như an ninh lương thực; Lâm nghiệp; Giao thông vận tải; Môi trường/tài nguyên nước/đa dạng sinh học; Y tế, sức khỏe cộng đồng/các vấn đề xã hội khác thuộc vùng núi Việt Nam có nguy cơ chịu tác động đáng kể của biến đổi khí hậu.
Căn cứ và vị trí địa lý, điều kiện địa chất, địa hình – địa mạo cũng như khí tượng và thủy văn có thể thấy phần lớn các huyện thuộc tỉnh Cao Bằng nhạy cảm cao với các tác động của BĐKH, đặc biệt là các hệ quả có thể gây ra do BĐKH như: sạt lở, lún sụt, xói mòn, rửa trôi đất đá; đặc trưng là một số huyện như: Bảo Lạc, Quang Uyên, Trùng Khánh.