Trung tâm phòng tránh và giảm nhẹ thiên tai

Trung tâm Chính sáchvà Kỹ thuật phòng chống thiên tai

Giao diện dễ tiếp cận vietnam english
Đăng nhập

Quản lý - Hợp tác - Cùng hành động

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Giới thiệu
    • Cơ cấu tổ chức
    • Chức năng - nhiệm vụ
    • Chiến lược phát triển
  • Tin tức
    • Tin Trong nước - Quốc tế
    • Bản tin Trung tâm
    • Bản tin Trung tâm
  • Trung tâm Thông tin
    • Sự kiện thiên tai
    • Kiến thức cơ bản
    • Cơ sở dữ liệu
      • Chính sách và Kỹ thuật PCTT
      • CSDL Ngân hàng cát ĐBSCL
      • CSDL Dân sinh kinh tế
      • CSDL Viễn thám
      • Thiệt hại và nhu cầu
      • Đề án nâng cao nhận thức CĐ
        • Ma trận dự án
        • Mạng lưới hỗ trợ kỹ thuật
        • Tài liệu Đề án 1002
          • Văn bản pháp quy
          • Tài liệu tham khảo
          • Tài liệu truyền thông
        • Theo dõi & đánh giá
        • Đánh giá RRTT-DVCĐ
          • Bản đồ RRTT-DVCĐ
          • Bản đồ khác
          • Báo cáo đánh giá
        • Kế hoạch phòng chống thiên tai
      • Hệ thống giám sát thiên tai
      • Hệ thống giám sát camera
      • CSDL không gian
    • Thư viện ảnh
    • Dự án Nông thôn mới
      • Cổng thông tin điện tử
      • Sản phẩm dự án Nông thôn mới
    • Công khai ngân sách nhà nước
  • Đối tác
  • Dự án
  • Lịch công tác
  1. Tin tức
  2. Trang tin chi tiết
  • Share this on Facebook
  • Share this on Twitter
  • Share this on GooglePlus

Chất lượng nước sông Hương: Hàm lượng sắt vượt mức cho phép

1:17:41, 07/09/2015 Trung tâm Quan trắc TN&MT (Sở TN&MT Thừa Thiên – Huế) vừa công bố kết quả quan trắc môi trường trên địa bàn tỉnh. Theo quan trắc, thời gian gần đây, hàm lượng kim loại sắt (Fe) trong nước sông nhánh Tả Trạch tăng, vượt mức cho phép theo quy chuẩn chất lượng nước mặt cột A (khu vực dành cho cấp nước sinh hoạt). Từ đó kéo theo một số thông số hóa lý khác như nồng độ oxy hòa tan (DO) giảm, độ đục và hàm lượng chất rắn lơ lửng trong nước tăng lên. Các thông số khác về chất lượng nước của sông Hương đều nằm trong giới hạn cho phép.
 
Ảnh minh họa 
Kết quả còn cho thấy, sông An Cựu - Lợi Nông và sông Như Ý bị ô nhiễm bởi các chất amoni (NH4), và sắt (Fe). Riêng, sông Như Ý bị phú dưỡng nặng trong quý I và quý II khi lượng mưa ít, số ngày nắng nhiều nên tảo phát triển bùng phát.
Kết quả quan trắc các Hộ thành hào và hồ Tịnh Tâm tiếp tục cho thấy sự ô nhiễm kéo dài ở khu vực này khi mà nồng độ các chất ô nhiễm hữu cơ, các chất ô nhiễm dinh dưỡng, mật độ vi khuẩn luôn ở mức rất cao, tình trạng phú dưỡng ở đây càng trở nên trầm trọng.
Các sông có chất lượng nước ổn định là Ô Lâu, Bồ, Nong, Truồi, chi lưu các sông Đông Ba, sông Bạch Yến, sông Kẻ Vạn.
Trung tâm Quan trắc cảnh báo, toàn vùng đầm phá có chất lượng nước tương đối phù hợp cho mục đích sử dụng nước song đã xuất hiện một số khu vực bị phú dưỡng ở đầm Cầu Hai.
Theo quan trắc, chất lượng nước ngầm biến động khá phức tạp theo thời gian và không gian, hầu hết các hộ dân vẫn sử dụng nước giếng cho mục đích tắm rửa, chăn nuôi gia súc gia cầm nhưng không được bảo quản kỹ càng nên nhiều giếng có pH thấp, hàm lượng các chất hữu cơ, amoni (NH4) cao và mật độ vi khuẩn (coliform) cao vượt mức quy định theo QCVN09:2008/BTNMT.
Ô nhiễm nặng nề là nước thải đô thị. Mức ô nhiễm cao nhất là tại các cống thải đô thị, các chợ và trung tâm thương mại.
Trước thực trạng môi trường này, Trung tâm Quan trắc TN&MT Thừa Thiên – Huế đề nghị các tổ chức, cá nhân có hoạt động sản xuất kinh doanh trên địa bàn Tỉnh cần chú trọng hơn trong công tác bảo vệ môi trường, trong khâu xử lý nước thải, khí thải của đơn vị mình. Phải kiểm tra thường xuyên và giám sát chặt chẽ để bảo đảm các hệ thống xử lý nước thải, khí thải hoạt động hiệu quả.
(Nguồn: BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG)

Tin liên quan

  • Liên tiếp xảy ra sạt lở tại Hậu Giang
  • Kon Tum: 01 người bị sét đánh tử vong
  • Yên Bái: Cây cối đổ rạp, nhà cửa tốc mái, một người bị thương do dông lốc
  • Nhiều nhà dân ở miền núi Quảng Nam bị sập, hư hỏng nặng do mưa gió gây ra
  • Kenya dùng tre làm vũ khí chống biến đổi khí hậu và phát triển kinh tế
  • Xuất hiện mưa đá làm hư hỏng nhiều nhà dân ở miền núi Quảng Nam
  • Đắk Nông: Mưa to kèm gió lớn, cổng chào, cây xanh ở thành phố Gia Nghĩa ngã, đổ
  • Hà Nội công bố tình huống khẩn sạt lở bờ sông Đuống tại quận Long Biên
  • Điện Biên đầu tư 33 tỉ đồng khắc phục sạt lở do thiên tai
  • Xuất cấp vật tư, thiết bị dự trữ quốc gia để phục vụ phòng, chống thiên tai

 

  • Hệ thống giám sát thiên tai Việt Nam (VNDMS)

  • CSDL Quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng (Đề án 553)

  • CSDL Dân sinh kinh tế

  • CSDL Bản đồ sạt lở bờ sông, xói lở bờ biển

  • CSDL Không gian

  • CSDL Thư viện Chính sách và Kỹ thuật PCTT

  • CSDL Thiệt hại

  • CSDL Viễn thám

  • CSDL Khoa học công nghệ

  • Phần mềm hướng dẫn phổ biến kiến thức trực tuyến về PCTT

  • Trang Chuyển đổi số trong lĩnh vực Quản lý đê điều và Phòng, chống thiên tai

  • Phần mềm quản lý và giám sát camera

  • Phần mềm hỗ trợ xây dựng phương án ứng phó thiên tai

Thông tin thời tiết

Bản quyền © 2015 - Trung tâm Chính sách và Kỹ thuật phòng chống thiên tai

Địa chỉ: Số 54 ngõ 102 Trường Chinh – Đống Đa – Hà Nội.

Điện thoại: +84-436291511 - Fax: +84-437336647

Email: trungtamcsktpctt@gmail.com - Website: www.dmptc.gov.vn

Số người online: 284

Tổng số lượt truy cập: 19911474