|
Đoàn công tác Ma-rốc đến thăm và làm việc với Trung tâm PT&GNTT sáng ngày 20/6 |
Trung tâm phòng tránh thiên tai Châu Á (ADPC) đã phối hợp với Trung tâm phòng tránh và giảm nhẹ thiên tai (DMC) tổ chức và hỗ trợ Đoàn làm việc với các cơ quan, các tổ chức trong nước và quốc tế của Việt Nam. Trong 2 ngày (20-21/6), Đoàn đã làm việc với Trung tâm PT&GNTT; Cục quản lý đê điều và phòng chống lụt bão, Hội chữ thập đỏ Việt Nam, Ngân hàng thế giới và Sáng kiến mạng lưới vận động chính sách về quản lý thiên tai dựa vào cộng đồng ở Việt Nam (JANI). Từ 23-25/6, Đoàn đã có chuyến làm việc và thực địa tại đồng bằng sông Cửu Long ở hai tỉnh: An Giang và Bến Tre.
Mục tiêu của Đoàn công tác nhằm:
- Trao đổi kinh nghiệm với Trung tâm Phòng tránh và Giảm nhẹ thiên tai (DMC) về chiến lược quốc gia phòng tránh và giảm nhẹ thiên tai, đặc biệt là công tác quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng.
- Trao đổi với lãnh đạo địa phương về thách thức và cơ hội lồng ghép quản lý rủi ro thiên tai vào kế hoạch phát triển của địa phương;
- Trao đổi kinh nghiệm về cơ sở hạ tầng nhằm nâng cao khả năng ứng phó thiên tai của cộng đồng.
Nội dung và những kết quả tích cực mà Đoàn đã đạt được sau chuyến công tác:
- Hiểu thêm về bộ máy phòng chống lụt bão của Việt Nam từ trung ương đến địa phương, sự phối hợp giữa các cơ quan, ban ngành và các tổ chức đoàn thể, các tổ chức quốc tế trong và ngoài nước trong công tác phòng chống và giảm nhẹ thiên tai tại Việt Nam.
- Học tập kinh nghiêm của Việt Nam trong việc triển khai các đề án, dự án của chính phủ và các tổ chức khác về quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng nhằm nâng cao nhận thức của đội ngũ lãnh đạo và người dân, đánh giá tình trạng dễ bị tổn thương và khả năng thích ứng và phục hồi sau thiên tai.
- Thăm quan mô hình trị lũ ở đồng bằng sông Cửu Long, điển hình là đập cao su Trà Sư ở huyện Tịnh Yên, tỉnh An Giang – một trong những đập cao su đầu tiên của Việt Nam. Đập Trà Sư nhằm ngăn lũ đầu vụ và cuối vụ mùa từ kênh Vĩnh Tế tràn vào tứ giác Long Xuyên; tiêu lũ chính vụ nhằm kiểm soát mức nước lũ ở Châu Đốc; đảm bảo giao thông đường bộ trên bờ kênh Vĩnh Tế; cải tạo khu vực sinh thái trong vùng. |
Đoàn công tác thăm quan đập cao su Trà Sư- huyện Tịnh Yên- tỉnh An Giang chiều 24/6 |
- Học tập kinh nghiệm trong công tác phòng, chống thiên tai dựa vào cộng đồng của tỉnh An Giang và Bến Tre : + Sự phối hợp chặt chẽ, thống nhất và thường xuyên trao đổi thông tin giữa các cấp từ Trung ương đến địa phương là yếu tố quan trọng để giải quyết kịp thời, nhanh chóng các vấn đề khó khăn liên quan đến công tác phòng chống lụt bão và giảm nhẹ thiên tai
+ Việc xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội của địa phương có sự lồng ghép kế hoạch phòng, chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn là khâu then chốt.
+ Làm tốt công tác tuyên truyền để nâng cao nhận thức của cộng đồng về công tác phòng chống lụt bão để nhân dân có ý thức tự bảo vệ tài sản và tính mạng của họ; tạo cho người dân có ý thức và thói quen trong công tác phòng chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn. |
Đoàn công tác chụp ảnh lưu niệm sau khi thăm quan đập Trà Sư . |
+ Việc đầu tư, xây dựng các công trình phòng chống thiên tai đã mang lại những hiệu quả rất lớn cho địa phương, khi không có thiên tai xảy ra, các công trình có thể góp phần phát triển kinh tế, xã hội (nhà tránh bão có thể dùng để sinh hoạt văn hóa,…; tuyến đê biển, các tuyến đường và cầu giao thông có thể dùng để vận chuyển nông sản , phục vụ giao thông trong khu vực,…); khi thiên tai xảy ra thì các tuyến đường và cầu giao thông phục vụ công tác sơ tán, di dời dân,… |
Đoàn công tác làm việc với Ban chỉ huy PCLB &TKCN tỉnh Bến Tre ngày 25/6 |
Kết thúc chuyến công tác, các đại biểu Ma-rốc đã giành những tình cảm tốt đẹp cho Việt Nam cũng như mong muốn thúc đẩy mối quan hệ song phương Việt Nam - Ma-rốc lên tầm cao mới, coi đây là bàn đạp và cầu nối để mở rộng hơn nữa quan hệ hợp tác giữa Việt Nam - Ma-rốc đặc biệt trong lĩnh vực phòng chống và giảm nhẹ thiên tai.