Nội dung chính của diễn đàn:
- Chia sẻ những kinh nghiệm trong việc áp dụng những bài học về phục hồi từ các sự kiện thiên tai lớn trong thời gian vừa qua, trong đó đặc biệt là các kinh nghiệm từ trận thiên tai kép động đất, sóng thần, sự cố hạt nhân xảy ra tại Đông Nhật Bản.
- Chia sẻ kiến thức và trao đổi kinh nghiệm về lập kế hoạch phục hồi sau thiên tai và thực hiện công tác phục hồi - nhấn mạnh tầm quan trọng của việc kết hợp giảm rủi ro thiên tai trong quy hoạch và phát triển đô thị cũng như sự chuẩn bị sẵn sàng của cộng đồng trong việc ứng phó với thảm họa trong tương lai.
- Những kinh nghiệm gần đây về hoạt động phục hồi đang đặt ra những thách thức đối với khu vực đô thị.
Tuy nhiên, xu hướng gần đây cho thấy trong bối cảnh đô thị, thiên tai xảy ra thường xuyên hơn, ảnh hưởng đến nhiều người hơn và gây ra thiệt hại kinh tế cao hơn bao giờ hết. Vai trò của chính quyền địa phương trong việc giảm rủi ro được đưa lên hàng đầu và chính quyền địa phương đóng vai trò ứng phó trước tiên với các sự kiện thiên tai và thực hiện điều hành đối với các tình huống khẩn cấp.
2. Hội nghị Giảm nhẹ thiên tai Châu Á (ACDR)
Mục tiêu của Hội nghị là thúc đẩy hơn nữa các ý kiến chia sẻ thông tin, trao đổi và tăng cường quan hệ đối tác trong thảo luận về một khuôn khổ giai đoạn hậu Khung hành động Hyogo (HFA).
Hội nghị được chia thành 03 chủ đề chính:
(1) Công nghệ Không gian cho giảm nhẹ rủi ro thiên tai
Hội nghị khẳng định các dữ liệu vệ tinh có thể được áp dụng và được sử dụng cho các giai đoạn khác nhau trong quản lý thiên tai thông qua các kết quả nghiên cứu ở nhiều nước trong đó có Nhật Bản, Cộng hoà Kyrgyz và Tajikistan. Đối với những trận thiên tai trước đây, dữ liệu vệ tinh có thể cung cấp bản đồ sử dụng đất cập nhật bằng cách hiển thị các yếu tố nguy cơ. Trong một số trường hợp đã được chứng minh về khôi phục thảm họa đô thị, hình ảnh vệ tinh đã giúp xây dựng các kế hoạch phục hồi tốt hơn.
(2) Sự tham gia của khu vực tư nhân trong giảm nhẹ rủi ro thiên tai
Hội nghị đã công nhận sự cần thiết và phụ thuộc lẫn nhau giữa khu vực tư nhân với chính quyền địa phương, cộng đồng và xã hội dân sự trong quản lý thiên tai và tầm quan trọng của Kế hoạch Kinh doanh Liên tục (BCP) trong kế hoạch quản lý thiên tai. Xây dựng năng lực và phổ biến thông tin để thúc đẩy cải thiện khả năng phục hồi của khu vực tư nhân chống lại thảm họa. Các khảo sát của ADRC về "Kế hoạch kinh doanh liên tục" hiện tại của khu vực tư nhân trong các khu vực APEC đã cho thấy sự phát triển tốt trong những năm gần đây.
(3) Xu hướng toàn cầu về giảm rủi ro thiên tai và Hướng tới hậu Khung Hành động Hyogo
Tổ chức UNISDR đã công bố các Báo cáo đánh giá toàn cầu (GAR) 2013; Kết quả tóm tắt cho thấy: tỷ lệ tử vong giảm, tuy nhiên thiệt hại kinh tế gia tăng; rủi ro gắn liền với hạn hán vẫn ở mức cao, một loạt các rủi ro đang nổi lên có liên quan đến các nguy cơ thiên tai xác suất rất thấp (chẳng hạn như trận động đất, sóng thần và sự cố hạt nhân ở Đông Nhật Bản).
Trong phần kết luận của Hội nghị, ban chủ tọa đánh giá cao những đóng góp của các quốc gia thành viên và các ý kiến của các chuyên gia trong Hội nghị. Ban chủ tọa mong muốn các quốc gia trong khu vực tiếp tục đóng góp nhiều hơn cho Chiến lược giảm nhẹ rủi ro thiên tai chung đối với giai đoạn hậu Khung hành động Hyogo.