Các đại biểu chụp ảnh kỷ niệm chung
|
|
Buổi làm việc gồm Trung tâm Phòng tránh và Giảm nhẹ thiên tai, Ban Quản lý Trung ương các dự án Thủy lợi (CPO), Đoàn đại biểu Chính phủ Ấn Độ và chuyên gia cao cấp Ngân hàng Thế giới. |
Với mục đích học tập, trao đổi mô hình thực hiện Quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng (CBDRM) ở Việt Nam. Đoàn Ấn Độ bày tỏ mong muốn được học hỏi mô hình hay, kinh nghiệm tổ chức thực hiện CBDRM của Việt Nam, những yếu tố đảm bảo sự thành công, tính bền vững của mô hình để có thể áp dụng phù hợp với đất nước Ấn Độ.
Trao đổi với Đoàn Ấn Độ và Ngân hàng thế giới, Trung tâm Phòng tránh và Giảm nhẹ thiên tai giới thiệu mô hình Quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng (CBDRM) tại Việt Nam; cơ cấu tổ chức từ cấp Trung ương đến địa phương; sự tham gia của các bên liên quan trong công tác phòng, chống thiên tai, quá trình thực hiện và kết quả của Đề án 1002. Đặc biệt nhấn mạnh phương thức thực hiện CBDRM phải đảm bảo sự phối hợp hiệu quả giữa các cơ quan quản lý phòng, chống thiên tai, các tổ chức và người dân. Người dân, đặc biệt đối tượng dễ bị tổn thương phải có kiến thức và thực sự tham gia hiệu quả trong việc đánh giá rủi ro thiên tai và lập kế hoạch phòng, chống thiên tai. Để CBDRM thành công phải coi CBDRM là một nội dung xuyên xuốt trong toàn bộ hoạt động phòng, chống thiên tai.
Một số nội dung khác cũng đã được trao đổi và chia sẻ với đoàn Ấn Độ và Ngân Hàng thế giới:
1/ Hệ thống phòng, chống thiên tai tại các cấp;
2/ Vai trò, nhiệm vụ, mối liên hệ và cơ chế hợp tác giữa các tổ chức, cơ quan và cá nhân liên quan trong triển khai đề án 1002;
3/ Việc huy động sự tham gia của toàn xã hội đóng vai trò quan trọng trong việc xã hội hóa Đề án đặc biệt là sự tham gia chủ động, tích cực của người dân trong mô hình quản lý RRTT-DVCĐ;
4/ Các hoạt động tăng cường sự hòa nhập của cộng đồng đặc biệt đối tượng dễ bị tổn thương trong các hoạt động phòng, chống thiên tai; chú trọng trong tiếp nhận thông tin cảnh báo và sơ tán sớm;
5/ Ứng dụng Công nghệ thông tin vào các hoạt động đánh giá rủi ro thiên tai, xây dựng bản đồ rủi ro thiên tai có sự tham gia của cộng đồng tại cấp xã;
6/ Sự hỗ trợ của các tổ chức quốc tế, nhà tài trợ và các tổ chức Phi Chính phủ đóng vai trò quan trọng trong việc triển khai các hoạt động của Đề án;
7/ Lồng ghép nội dung phòng, chống thiên tai vào Kế hoạch Phát triển Kinh tế - Xã hội tại quy định trong Luật Phòng, chống thiên tai;
8/ Vấn đề lồng ghép giới trong đánh giá rủi ro thiên tai và lập kế hoạch phòng chống thiên tai cấp xã;
9/ Giới thiệu Trang thông tin điện tử của Trung tâm: một số chức năng, nội dung đảm bảo tính dễ tiếp cận của người khuyết tật, đặc biệt đối với người khiếm thị. Cơ sở dữ liệu các tài liệu kỹ thuật được chuyển đổi sang ngôn ngữ dễ tiếp cận thông qua phần mềm DAISY;
10/ Một số các kết quả của Bộ Giáo dục trong việc đưa nội dung phòng, chống thiên tai vào các cấp học; đặc biệt là mô hình trường học an toàn trước thiên tai.
|
Ông Bùi Quang Huy làm rõ cơ cấu tổ chức thực hiện đề án tại các cấp; vai trò của nhóm Hỗ trợ kỹ thuật các cấp và Nhóm cộng đồng |
Ông Bùi Quang Huy – Phó Giám đốc Trung tâm đánh giá cao và cảm ơn sự hỗ trợ của Ngân hàng thế giới trong thời gian qua đã hỗ trợ hiệu quả trong việc thực hiện đề án 1002, đồng thời cảm ơn đoàn cán bộ Ấn Độ đã có những chia sẻ hữu ích về các hoạt động CBDRM tại Ấn Độ. Sau khi kết thúc buổi làm việc với Trung tâm, đoàn sẽ có buổi đi thực tế tại Bình Định, tham quan một số mô hình điển hình về quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng và hệ thống cảnh báo sớm tại cộng đồng.