Dự án hợp tác hỗ trợ thực hiện Đề án Nâng cao nhận thức cộng đồng và quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng tại các tỉnh dễ bị tổn thương ở Việt Nam do Ủy ban Châu âu và tổ chức CARE của Đức tài trợ sẽ đượ triển khai tại 12 xã của 06 tỉnh:Yên Bái, Tiền Giang, Bắc Cạn, Thanh Hóa, Quảng Bình và Quảng Trị với mục tiêu chính là tăng cường khả năng phục hồi của cộng đồng địa phương và các tổ chức thông qua việc hỗ trợ thiết lập cơ chế nhân rộng và phổ biến bền vững về Đề án tại Việt Nam.
Dự án đưa ra một số các kết quả và hoạt động cụ thể như sau:
Kết quả 1: Chính quyền cấp tỉnh và cấp huyện thiết lập được hệ thống và cơ cấu tại địa phương trong đó, cán bộ được nâng cao kỹ năng và kiến thức về thực hiện Đề án
Hoạt động 1: Xây dựng kế hoạch nâng cao năng lực dựa trên đánh giá nhu cầu đào tạo và đánh giá năng lực
Hoạt động 2: Hỗ trợ thành lập Nhóm hỗ trợ kỹ thuật về quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng tại 6 tỉnh (gồm giảng viên, đánh giá VCA, giám sát và đánh giá).
Hoạt động 3: Tổ chức các khóa tập huấn về thực hiện Đề án (kỹ năng tập huấn cho tập huấn viên, kỹ năng đánh giá VCA, chuẩn bị và lập kế hoạch có sự tham gia và giám sát, đánh giá); Tập huấn kỹ thuật lồng ghép về quản lý thiên tai dựa vào cộng đồng vào kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của địa phương
Hoạt động 4: Hỗ trợ xây dựng kế hoạch hành động cấp tỉnh 5 năm và hàng năm về quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng
Kết quả 2: Cộng đồng dễ bị tổn thương nhất với thiên tai có kiến thức và kỹ năng về ứng phó với thiên tai, bảo vệ và giảm nhẹ tác hại của thiên tai, tạo nền tảng cho việc mở rộng chương trình 1002 của các tỉnh.
Hoạt động 5: Lựa chọn và bàn giao các gói tài liệu truyền thông cơ bản cho từng nhóm cán bộ ở các cấp tỉnh/huyện/xã
Hoạt động 6: Tổ chức các khóa tập huấn nhằm triển phát triển kỹ năng tại cấp xã về VCA/CVCA, chuẩn bị và lập kế hoạch có sự tham gia, giám sát và đánh giá, lồng ghép giảm nhẹ rủi ro thiên tai vào kế hoạch phát triển king tế xã hội địa phương và truyền thông về giảm nhẹ rủi ro thiên tai.
Hoạt động 7 : Tổ chức đánh giá CVCA và phát triển kế hoạch Quản lý rủi ro thiên tại dựa vào cộng đồng tại các xã
Hoạt động 8 : Xây dựng và thực hiện chiến dịch truyền thông nâng cao nhận thức về giảm nhẹ rủi ro thiên tai và biến đổi khí hậu thông qua các tổ chức đoàn thể và cộng đồng.
Hoạt động 9 : Hỗ trợ việc thực hiện các công trình giảm nhẹ rủi ro thiên tai qui mô nhỏ dựa vào cộng đồng tại các xã mục tiêu nhằm tạo mô hình thực tiễn hoạt động tại cấp xã/thôn
Kết quả 3: Giáo viên cấp xã có khả năng tổ chức các bài học về giảm nhẹ rủi ro thiên tai ở các trường tiểu học và THCS phù hợp với kế hoạch hành động của ngành giáo dục
Hoạt động 10 : Giới thiệu, xây dựng tài liệu và tập huấn (Tập huấn ToT cho các giảng viên cấp tỉnh) về tài liệu giáo dục giảm nhẹ rủi ro thiên tai.
Hoạt động 11 : Tổ chức tập huấn về kiến thức giảm nhẹ rủi ro thiên tai cho giáo viên các trường tại các xã tham gia
Hoạt động 12 : Hỗ trợ việc phát triển và thực hiện kế hoạch trường học an toàn lấy trẻ em làm trung tâm.
Hoạt động 13 : In ấn các tài liệu giảm nhẹ rủi ro thiên tai trong trường học và giáo trình tập huấn được Bộ giáo dục phê duyệt.
Kết quả 4: Các bài học tốt nhất về quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng được tài liệu hóa và chia sẻ giữa các tỉnh mục tiêu và đóng góp cho tác động lớn hơn của chương trình quốc gia về quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng
Hoạt động 14 : Tiến hành nghiên cứu Kiến thức – Thái độ - Hành vi (KAP) và chuẩn bị báo cáo đánh giá tác động, đo lường tác động của hoạt động truyền thông nâng cao nhận thức.
Hoạt động 15 : . Hỗ trợ kỹ thuật cho nhóm Giám sát & Đánh giá nhằm phát triển và thực hiện kế hoạch Giám sát & Đánh giá có sự tham gia (Bao gồm phương pháp Trường hợp thay đổi điển hình nhất)
Hoạt động 16 : Tổ chức các chuyến tham quan học tập kinh nghiệm giữa các tỉnh để thúc đẩy và chia sẻ bài học kinh nghiệm trong việc thực hiện chương trình quốc gia về quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng.
Hoạt động 17 : Tổ chức các hội thảo giới thiệu, đánh giá giữa kỳ và cuối kỳ
Đến cuối của dự án, 6 tỉnh sẽ có:
- Kế hoạch Thực hiện Quản lý rủi ro thiên tai theo tiêu chí quy định, trong đó bao gồm nguồn nhân lực đủ năng lực của đội ngũ cán bộ chính quyền địa phương, đưa ra các nhóm kỹ thuật cần thiết theo chương trình quốc gia Quản lý rủi ro thiên tai (GIÁM SÁT VÀ ĐÁNH GIÁ; VCA (đánh giá về tình trạng dễ bị tổn thương và năng lực của cộng đồng trong lĩnh vực ứng phó với rủi ro thiên tai), đào tạo trong 6 tỉnh và 40 huyện,
- Mở rộng hỗ trợ kỹ thuật cho 12 xã mục tiêu. Kế hoạch Giảm thiểu rủi ro thiên tai và các hoạt động sẽ diễn ra tại các trường mục tiêu phù hợp với Kế hoạch hành động của Bộ GD & ĐT về việc thực hiện chiến lược quốc gia về kiểm soát, phòng chống và giảm nhẹ thiên tai cho ngành giáo dục 2011-2020.
- Nhận thức của cộng đồng về Giảm thiểu rủi ro thiên tai sẽ tăng lên song song với kế hoạch cấp xã. Tài liệu học tập và thực hành sẽ được sử dụng như là bằng chứng dựa trên thông tin vận động cho việc cải thiện chương trình Quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng quốc gia.
Tổng ngân sách của dự án (bao gồm cả 15%): 894.117 Euro (được chia sẻ giữa tổ chức CARE, tổ chức PLAN Việt Nam (Plan) và Tổ chức Cứu trợ trẻ em Việt Nam (Save). Tổng số ngân sách để thực hiện dự án tại Thanh Hóa và Bắc Cạn: 179.387 Euro. Các nhà tài trợ chính: ECHO / DIPECHO (Ủy ban Châu Âu) và Tổ chức CARE Đức. Thời gian thực hiện: 18 tháng bắt đầu từ 01 Tháng Sáu 2012 đến 10 tháng 11 năm 2013. (Tải nội dung tóm tắt dự án)