Trung tâm phòng tránh và giảm nhẹ thiên tai

Trung tâm Chính sáchvà Kỹ thuật phòng chống thiên tai

Giao diện dễ tiếp cận vietnam english
Đăng nhập

Quản lý - Hợp tác - Cùng hành động

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Giới thiệu
    • Cơ cấu tổ chức
    • Chức năng - nhiệm vụ
    • Chiến lược phát triển
  • Tin tức
    • Tin Trong nước - Quốc tế
    • Bản tin Trung tâm
    • Bản tin Trung tâm
  • Trung tâm Thông tin
    • Sự kiện thiên tai
    • Kiến thức cơ bản
    • Cơ sở dữ liệu
      • Chính sách và Kỹ thuật PCTT
      • CSDL Ngân hàng cát ĐBSCL
      • CSDL Dân sinh kinh tế
      • CSDL Viễn thám
      • Thiệt hại và nhu cầu
      • Đề án nâng cao nhận thức CĐ
        • Ma trận dự án
        • Mạng lưới hỗ trợ kỹ thuật
        • Tài liệu Đề án 1002
          • Văn bản pháp quy
          • Tài liệu tham khảo
          • Tài liệu truyền thông
        • Theo dõi & đánh giá
        • Đánh giá RRTT-DVCĐ
          • Bản đồ RRTT-DVCĐ
          • Bản đồ khác
          • Báo cáo đánh giá
        • Kế hoạch phòng chống thiên tai
      • Hệ thống giám sát thiên tai
      • Hệ thống giám sát camera
      • CSDL không gian
    • Thư viện ảnh
    • Dự án Nông thôn mới
      • Cổng thông tin điện tử
      • Sản phẩm dự án Nông thôn mới
    • Công khai ngân sách nhà nước
  • Đối tác
  • Dự án
  • Lịch công tác
  1. Tin tức
  2. Trang tin chi tiết
  • Share this on Facebook
  • Share this on Twitter
  • Share this on GooglePlus

Giảm nhẹ rủi ro thảm họa dựa vào cộng đồng, gắn với biến đổi khí hậu tại đồng bằng sông Cửu Long

8:53:0, 04/03/2014 Ngày 24/2, Hội Chữ thập đỏ tỉnh An Giang đã tổ chức hội nghị sơ kết Dự án giảm nhẹ rủi ro thảm họa dựa vào cộng đồng, gắn với biến đổi khí hậu tại đồng bằng sông Cửu Long. Dự án tại An Giang do Hội Chữ thập đỏ Đức và Australia tài trợ, triển khai tại 7 xã thuộc 3 huyện Thoại Sơn, Tri Tôn, Tịnh Biên - những địa phương được đánh giá là dễ bị tổn thương nhất do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu.

Dự án được thực hiện từ tháng 7/2012 đến tháng 12/2014, tại các xã: Vĩnh Trung, Văn Giáo, An Cư (huyện Tịnh Biên), xã An Tức, Tân Tuyến (huyện Tri Tôn), xã Định Thành, Thoại Giang (huyện Thoại Sơn) và 7 trường tiểu học tại các xã được chọn. Mục tiêu chung của dự án là tăng khả năng chống chịu của cộng đồng dễ bị tổn thương với những tác động của biến đổi khí hậu hiện nay và trong tương lai tại vùng đồng bằng sông Cửu Long. Dự án được xây dựng dựa trên những mô hình giảm nhẹ rủi ro thảm họa dựa vào cộng đồng, gồm tổ chức các khóa tập huấn cho cộng đồng, trường học và các đội ứng phó khẩn cấp, nâng cấp hệ thống cảnh báo sớm, cung cấp nguồn lực và trang thiết bị cho cộng đồng. Dự án cũng tích hợp những biện pháp thích ứng biến đổi khí hậu, cũng như vận dụng những kinh nghiệm và chuyên môn của phong trào chữ thập đỏ/trăng lưỡi liềm đỏ tại Việt Nam và trong khu vực, về lĩnh vực nước sạch và vệ sinh môi trường, chăm sóc sức khỏe và sinh kế.              

Tại 7 xã trong tỉnh An Giang, dự án đã tiến hành đánh giá tình trạng dễ tổn thương và khả năng có sự tham gia của cộng đồng với 3.762 người dân, đã nâng cao nhận thức ứng phó biến đổi khí hậu cho người tham dự và xây dựng kế hoạch, đề xuất UBND địa phương xem xét lồng ghép vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội địa phương; tổ chức 7 lớp quản lý rủi ro thảm họa dựa vào cộng đồng, lồng ghép biến đổi khí hậu cho 175 cán bộ thành viên Ban chỉ huy phòng chống lụt bão các xã dự án; tổ chức tập huấn và cấp trang bị cho 7 đội ứng phó thảm họa cấp xã, với 175 đội viên, trong đó có 10 nữ và 32 người dân tộc thiểu số tham gia; tập huấn và cấp trang bị cho 33 nhóm ứng phó thảm họa cấp ấp, với 166 thành viên, trong đó có 16 nữ và 55 người dân tộc tham dự; tiến hành 33 cuộc truyền thông về ứng phó biến đổi khí hậu cho hộ gia đình ở 33 ấp, với 988 người dân tham dự, trong đó có 488 là nữ và 451 người dân tộc Khmer...              

Từ ngày 15/12/2013 đến 12/1/2014, dự án đã tổ chức truyền thông thay đổi hành vi cá nhân về vệ sinh môi trường có sự tham gia của 8.760 người dân, trong đó có 4.845 người dân tộc Khmer và 27 người khuyết tật tại 33 ấp của 7 xã dự án thực hiện; hướng dẫn kỹ năng sơ cấp cứu, cứu nạn cho 210 học sinh tiểu học, trong đó có 103 em là nữ và 37 em người dân tộc Khmer, đồng thời tiến hành tập huấn kiến thức ứng phó biến đổi khí hậu cho 1.077 học sinh, trong đó có 529 học sinh nữ và 411 học sinh là người dân tộc Khmer tại các xã.

Tin liên quan

  • Phát hiện sửng sốt ở đới phát sinh động đất, sóng thần Nhật Bản
  • Sóng nhiệt “tấn công” châu Âu - nhiều nước cảnh báo nắng nóng và cháy rừng
  • Hậu Giang tăng cường ứng phó với nguy cơ mưa lớn, sạt lở đất
  • Hải Dương không để gián đoạn phòng chống thiên tai khi sắp xếp
  • Trung Quốc nâng mức cảnh báo mưa lớn, kích hoạt ứng phó khẩn cấp tại 9 tỉnh
  • Thủ tướng chỉ đạo tăng cường phòng, chống thiên tai trước mùa mưa bão năm 2025
  • Chưa đầy 6 tháng, tại Hậu Giang đã xảy ra 30 điểm sụp đất, sạt lở bờ sông
  • Quảng Trị công bố tình huống khẩn cấp thiên tai để khắc phục hậu quả bão lũ
  • Quảng Trị: Khẩn trương khắc phục hậu quả bão số 1
  • Quảng Bình: Tìm thấy 2 thi thể mất tích do mưa lũ

 

  • Hệ thống giám sát thiên tai Việt Nam (VNDMS)

  • CSDL Quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng (Đề án 553)

  • CSDL Dân sinh kinh tế

  • CSDL Bản đồ sạt lở bờ sông, xói lở bờ biển

  • CSDL Không gian

  • CSDL Thư viện Chính sách và Kỹ thuật PCTT

  • CSDL Thiệt hại

  • CSDL Viễn thám

  • CSDL Khoa học công nghệ

  • Phần mềm hướng dẫn phổ biến kiến thức trực tuyến về PCTT

  • Trang Chuyển đổi số trong lĩnh vực Quản lý đê điều và Phòng, chống thiên tai

  • Phần mềm quản lý và giám sát camera

  • Phần mềm hỗ trợ xây dựng phương án ứng phó thiên tai

Thông tin thời tiết

Bản quyền © 2015 - Trung tâm Chính sách và Kỹ thuật phòng chống thiên tai

Địa chỉ: Số 54 ngõ 102 Trường Chinh – Đống Đa – Hà Nội.

Điện thoại: +84-436291511 - Fax: +84-437336647

Email: trungtamcsktpctt@gmail.com - Website: www.dmptc.gov.vn

Số người online: 185

Tổng số lượt truy cập: 20430945