Trung tâm phòng tránh và giảm nhẹ thiên tai

Trung tâm Chính sáchvà Kỹ thuật phòng chống thiên tai

Giao diện dễ tiếp cận vietnam english
Đăng nhập

Quản lý - Hợp tác - Cùng hành động

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Giới thiệu
    • Cơ cấu tổ chức
    • Chức năng - nhiệm vụ
    • Chiến lược phát triển
  • Tin tức
    • Tin Trong nước - Quốc tế
    • Bản tin Trung tâm
    • Bản tin Trung tâm
  • Trung tâm Thông tin
    • Sự kiện thiên tai
    • Kiến thức cơ bản
    • Cơ sở dữ liệu
      • Chính sách và Kỹ thuật PCTT
      • CSDL Ngân hàng cát ĐBSCL
      • CSDL Dân sinh kinh tế
      • CSDL Viễn thám
      • Thiệt hại và nhu cầu
      • Đề án nâng cao nhận thức CĐ
        • Ma trận dự án
        • Mạng lưới hỗ trợ kỹ thuật
        • Tài liệu Đề án 1002
          • Văn bản pháp quy
          • Tài liệu tham khảo
          • Tài liệu truyền thông
        • Theo dõi & đánh giá
        • Đánh giá RRTT-DVCĐ
          • Bản đồ RRTT-DVCĐ
          • Bản đồ khác
          • Báo cáo đánh giá
        • Kế hoạch phòng chống thiên tai
      • Hệ thống giám sát thiên tai
      • Hệ thống giám sát camera
      • CSDL không gian
    • Thư viện ảnh
    • Dự án Nông thôn mới
      • Cổng thông tin điện tử
      • Sản phẩm dự án Nông thôn mới
    • Công khai ngân sách nhà nước
  • Đối tác
  • Dự án
  • Lịch công tác
  1. Tin tức
  2. Trang tin chi tiết
  • Share this on Facebook
  • Share this on Twitter
  • Share this on GooglePlus

Hệ lụy kinh tế từ biến đổi khí hậu

9:28:48, 29/03/2023 Thời tiết cực đoan do biến đổi khí hậu có thể khiến Đức, nền kinh tế đầu tàu châu Âu, thiệt hại tới 900 tỷ euro vào giữa thế kỷ này. Trong bối cảnh lạm phát cao dai dẳng cản trở đà phục hồi kinh tế, các nước châu Âu còn phải loay hoay tìm cách bù đắp những thiệt hại nặng nề mà biến đổi khí hậu gây ra.


Nhà cửa bị phá hủy trong trận lũ lụt ở Đức. (Ảnh REUTERS)

Theo Cơ quan Môi trường châu Âu (EEA), biến đổi khí hậu khiến Liên minh châu Âu (EU) tổn thất về kinh tế đến hơn 145 tỷ euro trong thập kỷ qua. Trong đó, mức thiệt hại cao nhất được ghi nhận vào năm 2017 khi lên tới 27,9 tỷ euro, do các đợt nắng nóng gây hạn hán và cháy rừng trên diện rộng. Theo một nghiên cứu mới đây, nền kinh tế Đức phải đối mặt với mức tổn thất 900 tỷ euro vào giữa thế kỷ này.
Các chuyên gia đưa ra con số nêu trên dựa trên cơ sở tính toán từ việc thất thu sản lượng nông nghiệp, mức độ thiệt hại, hư tổn của các tòa nhà, cơ sở hạ tầng do mưa lớn và lũ lụt, sự sụt giảm hoạt động vận chuyển hàng hóa và những tác động đối với hệ thống y tế. Tuy nhiên, giới chuyên gia cũng chỉ ra rằng, hoàn toàn có thể giảm từ 60% đến 80% mức độ thiệt hại thông qua các biện pháp thích ứng, như thu giữ và lưu trữ carbon nếu biến đổi khí hậu chỉ diễn ra ở mức độ nhẹ.
Năm 2022, khắp nơi trên toàn thế giới phải vật lộn với những hình thái thời tiết cực đoan, trong đó nổi bật là tình trạng nắng nóng và hạn hán ở châu Âu kéo theo cháy rừng, gây thiệt hại cho mùa màng. Coldiretti, nghiệp đoàn nông nghiệp của Italia cho biết, những hình thái thời tiết bất thường đã gây tổn thất lên tới 6 tỷ euro cho ngành nông nghiệp nước này.
Sản lượng dầu olive của Italia giảm 30%, các chế phẩm từ cà chua giảm 10%, lúa mì để chế biến mì giảm 5%. Tây Ban Nha cũng trải qua một năm 2022 khô hạn, với lượng mưa ở mức thấp thứ ba trong lịch sử nước này, sau các năm 2005 và 2017. Thành phố Barcelona của Tây Ban Nha đã phải áp dụng các biện pháp như cấm sử dụng nước sạch để rửa nhà, xe hoặc bơm vào bể bơi; giảm lượng nước sử dụng cho tưới tiêu...
Nhiều quốc gia châu Âu được cảnh báo tiếp tục đối mặt với hạn hán nghiêm trọng vào năm 2023, sau một mùa đông ít mưa và tuyết. Hội đồng Nghiên cứu quốc gia (CNR) của Italia nhận định, lượng mưa ở miền bắc Italia đã giảm 40% trong năm 2022 và việc không có mưa kể từ đầu năm 2023 là một vấn đề nghiêm trọng. Pháp cũng đứng trước nguy cơ khủng hoảng nước. Mực nước các hồ thủy điện tại Pháp được ghi nhận đang ở mức thấp so với năm 2022, mức thấp thứ hai trong vòng 10 năm qua.
Trong khi các nỗ lực cắt giảm khí thải chưa đạt kết quả như mong muốn thì cuộc khủng hoảng năng lượng, xảy ra một phần do tình hình căng thẳng ở Ukraine, càng khiến lộ trình chuyển đổi xanh của các nước thêm trắc trở. Một số nước phải quay lại thúc đẩy khai thác nhiên liệu hóa thạch nhằm đáp ứng nhu cầu năng lượng cấp bách.
Đáng nói là, các nước EU vẫn đang có những quan điểm bất đồng về sử dụng năng lượng hạt nhân trong quá trình chuyển đổi xanh. Pháp, Italia... muốn EU tăng cường chính sách thúc đẩy năng lượng hạt nhân để cắt giảm khí thải. Trong khi đó, một số nước như Đức, Luxembourg cho rằng việc tập trung vào năng lượng hạt nhân có thể làm suy giảm những nỗ lực thúc đẩy năng lượng tái tạo.

(Nguồn: nhandan.vn)

Tin liên quan

  • Liên tiếp xảy ra sạt lở tại Hậu Giang
  • Kon Tum: 01 người bị sét đánh tử vong
  • Yên Bái: Cây cối đổ rạp, nhà cửa tốc mái, một người bị thương do dông lốc
  • Nhiều nhà dân ở miền núi Quảng Nam bị sập, hư hỏng nặng do mưa gió gây ra
  • Kenya dùng tre làm vũ khí chống biến đổi khí hậu và phát triển kinh tế
  • Xuất hiện mưa đá làm hư hỏng nhiều nhà dân ở miền núi Quảng Nam
  • Đắk Nông: Mưa to kèm gió lớn, cổng chào, cây xanh ở thành phố Gia Nghĩa ngã, đổ
  • Hà Nội công bố tình huống khẩn sạt lở bờ sông Đuống tại quận Long Biên
  • Điện Biên đầu tư 33 tỉ đồng khắc phục sạt lở do thiên tai
  • Xuất cấp vật tư, thiết bị dự trữ quốc gia để phục vụ phòng, chống thiên tai

 

  • Hệ thống giám sát thiên tai Việt Nam (VNDMS)

  • CSDL Quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng (Đề án 553)

  • CSDL Dân sinh kinh tế

  • CSDL Bản đồ sạt lở bờ sông, xói lở bờ biển

  • CSDL Không gian

  • CSDL Thư viện Chính sách và Kỹ thuật PCTT

  • CSDL Thiệt hại

  • CSDL Viễn thám

  • CSDL Khoa học công nghệ

  • Phần mềm hướng dẫn phổ biến kiến thức trực tuyến về PCTT

  • Trang Chuyển đổi số trong lĩnh vực Quản lý đê điều và Phòng, chống thiên tai

  • Phần mềm quản lý và giám sát camera

  • Phần mềm hỗ trợ xây dựng phương án ứng phó thiên tai

Thông tin thời tiết

Bản quyền © 2015 - Trung tâm Chính sách và Kỹ thuật phòng chống thiên tai

Địa chỉ: Số 54 ngõ 102 Trường Chinh – Đống Đa – Hà Nội.

Điện thoại: +84-436291511 - Fax: +84-437336647

Email: trungtamcsktpctt@gmail.com - Website: www.dmptc.gov.vn

Số người online: 262

Tổng số lượt truy cập: 19911474