Thành phần Hội đồng nghiệm thu có GS.TS. Trần Đình Hòa, Viện Khoa học thủy lợi Việt Nam, Chủ tịch; PGS.TS. Lương Văn Anh, Tổng cục thủy lợi, Phó chủ tịch; Trung tướng Lê Phúc Nguyên, Quỹ cộng đồng Phòng chống thiên tai, phản biện 1; TS. Nguyễn Hữu Phúc, Chuyên gia về Phòng chống thiên tai, phản biện 2; cùng các ủy viên: GS.TS. Nguyễn Tuấn Anh, Ban chủ nhiệm Chương trình, PGS.TS. Trần Viết Ổn, Đại học Thủy lợi; TS. Tô Thúy Nga, Văn phòng điều phối nông thôn mới Trung ương;
Về phía đơn vị chủ trì nhiệm vụ là Trung tâm Chính sách và Kỹ thuật Phòng chống thiên tai có ThS. Nguyễn Thành Phương, Giám đốc Trung tâm; ThS. Nguyễn Phương Nam, Phó Giám đốc Trung tâm và nhóm thực hiện.
Báo cáo trước Hội đồng, thay mặt nhóm thực hiện, PGS.TS Nguyễn Hữu Huế, thư ký dự án trình bày các kết quả của dự án sau 2 năm triển khai cũng như các kiến nghị đúc rút được từ kinh nghiệm thực tế triển khai để có thể nhân rộng mô hình tại các địa phương khác
Dự án đã xây dựng được 06 mô hình “Xã đảm bảo đủ điều kiện đáp ứng yêu cầu quy định về phòng chống thiên tai tại chỗ” theo phương châm “4 tại chỗ” và “3 sẵn sàng”, đáp ứng mục tiêu “ứng phó kịp thời, khắc phục khẩn trương và hiệu quả”
Dự án đã xây dựng được tiêu chí đánh giá mô hình “Xã đảm bảo đủ điều kiện đáp ứng yêu cầu quy định về PCTT tại chỗ” trong xây dựng NTM căn cứ theo Tiêu chí 3.2 - "Sổ tay hướng dẫn thực hiện Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới giai đoạn 2016-2020”. Trong quá trình triển khai thực hiện, dự án cũng tiến hành cập nhật, nâng cấp phương pháp đánh giá bộ tiêu chí 3.2 để phù hợp với quá trình triển khai, thực hiện tại các địa phương.
Dự án đã làm sáng tỏ những điểm hạn chế cũng như những nhu cầu bức thiết trong thực tế để xây dựng thành công mô hình “Xã đảm bảo đủ điều kiện đáp ứng yêu cầu quy định về phòng chống thiên tai tại chỗ” bền vững. Yêu cầu thực tế mang tính bức thiết đó là xây dựng lực lượng xung kích PCTT tại cơ sở có sự thống nhất về cơ cấu tổ chức, trang thiết bị làm, phù hợp với điều kiện cụ thể từng vùng, khu vực. Có đầy đủ các trang thiết bị, phương tiện, vật tư phòng chống thiên tai, cứu hộ, cứu nạn...
Dự án đã tổ chức các lớp tập huấn nâng cao năng lực phòng chống thiên tai cho cán bộ làm công tác PCTT và người dân, góp phần nâng cao nhận thức và năng lực của người dân địa phương, của các cá nhân tham gia phòng chống thiên tai cấp xã trong vấn đề phòng, chống và ứng phó với thiên tai.
Dự án đã hướng dẫn lồng ghép nội dung phòng, chống thiên tai vào quy hoạch, kế hoạch phát triển ngành, phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương; từng bước ứng dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến trong phòng chống thiên tai, sử dụng công nghệ tin học, thông tin... trong giám sát, thu thập, tổng hợp, phân tích diễn biến thiên tai.
Sau khi nghe nhận xét của các thành viên trong Hội đồng, GS.TS. Trần Đình Hòa - Chủ tịch Hội đồng kết luận: Đây là một đề tài có ý nghĩa thực tiễn to lớn, nghiên cứu vấn đề có tính cấp thiết của nước ta hiện nay. Các kết quả nghiên cứu của đề tài là cơ sở khoa học có giá trị hỗ trợ rất tốt cho các Bộ, ngành và chính quyền địa phương. Chủ nhiệm đề tài đã hoàn thành đầy đủ về mặt số lượng, khối lượng, chủng loại các sản phẩm khoa học theo đề cương đã được duyệt và đúng tiến độ đề ra. Hồ sơ nghiệm thu nhiệm vụ chuẩn bị nghiêm túc, đúng quy định.
Chủ tịch Hội đồng yêu cầu Chủ nhiệm dự án và nhóm thực hiện chỉnh sửa, hoàn thiện hồ sơ theo những ý kiến góp ý của các thành viên Hội đồng, hoàn thiện hồ sơ trình Bộ ra quyết định công nhận kết quả của nhiệm vụ.
Dự án được Hội đồng nghiệm thu kết quả thực hiện nhiệm vụ Khoa học và Công nghệ cấp quốc gia đánh giá: Đạt.
Một số hình ảnh tại buổi họp
Phó Tổng Cục trưởng Nguyễn Văn Tiến phát biểu tại cuộc họp
Trung tướng Lê Phúc Nguyên - Phản biện 1 nhận xét Hội Đồng
GS.TS Trần Đình Hòa - Chủ tịch Hội đồng kết luận