Đại biểu là đại diện các tổ chức, cơ quan liên quan đến quản lý thảm họa, công nghệ viễn thám và GIS đến từ các quốc gia: Trung Quốc, Malaysia, Myanmar, Philippines, Lào, Thái Lan, Việt Nam.
|
(Source: LAPAN – Indonesia) |
Hội thảo nhằm đạt được các nội dung sau:
- Chia sẻ kinh nghiệm và kiến thức cũng như xây dựng các điểm chung để tạo điều kiện chia sẻ dữ liệu, ứng dụng công nghệ và dịch vụ thông tin khẩn cấp trong trường hợp khẩn cấp;
- Mang đến cơ hội để đại biểu xem xét và thảo luận về kế hoạch ứng phó thảm họa và năng lực của một quốc gia;
- Tăng cường xây dựng năng lực cấp quốc gia trong điều hành khẩn cấp và kiểm soát, điều phối, ra quyết định, thông báo, và sự phối hợp, lồng ghép các hỗ trợ từ cấp khu vực và quốc tế;
- Kiểm tra các nỗ lực điều phối, tạo ra sức mạnh tổng hợp, và đồng bộ hóa các nỗ lực nhằm hỗ trợ việc thực hiện có hiệu quả tài liệu “Hướng dẫn quy trình” trong việc chia sẻ thông tin không gian, viễn thám như là cơ sở chung cho quản lý thiên tai trong khu vực, và hoàn thiện cũng như ban hành các hướng dẫn về quy trình;
- Tạo điều kiện và tăng cường hợp tác trong khu vực trong công tác quản lý thiên tai và tiếp tục thúc đẩy các lợi ích từ việc quan sát trái đất phục vụ phát triển bền vững;
- Tăng cường tiếp cận tới hệ thống International Chater “Không gian và thiên tai lớn”.
Hội thảo mở đầu với bài trình bày của ông Shirish Ravan chia sẻ về mục tiêu của hội thảo và quá trình xây dựng tài liệu “Hướng dẫn quy trình” nhằm hỗ trợ công tác thu thập, xử lý, phân phối và chia sẻ sản phẩm, tư liệu viễn thám khi thiên tai xảy ra và ứng phó khẩn cấp.
Tiếp theo hội thảo là các bài trình bày chia sẻ kinh nghiệm ứng dụng viễn thám từ các quốc gia: Indonesia, Malaysia, Vietnam, Lao, Cambodia, Thailand, Myanmar. Cũng trong khuôn khổ hội thảo, đại điện trung tâm AHA cũng có bài tham luận về 5 năm hoạt động của trung tâm, kinh nghiệm, thách thức và kế hoạch trong giai đoạn tiếp theo của trung tâm AHA;
Tiếp nối kết quả từ các hội thảo trước đây, tài liệu “Hướng dẫn quy trình” được dự thảo và giới thiệu trong hội thảo lần này, đặc biệt là bản hướng dẫn 7 bước quy trình được minh họa ngắn gọn, dễ hiểu. Cùng với các tình huống mô phỏng thiên tai để thử nghiệm áp dụng các bước trong quy trình, các đại biểu đã có cơ hội để chia sẻ kinh nghiệm quản lý thiên tai của từng quốc gia, cũng như ứng dụng vào từng bước của quy trình này.
Kết thúc hội thảo, đại diện UN ESCAP, ông Syed Ahmed và ông Shirish Ravan có bài kết luận tổng kết hội thảo, và cam kết tiếp tục hỗ trợ kỹ thuật từ UN cho các hoạt động ứng phó khẩn cấp thiên tai và kêu gọi tăng cường hợp tác trong các nước châu á nói riêng, và đặc biệt là thúc đẩy ứng dụng công nghệ không gian trong quản lý, giảm nhẹ rủi ro thiên tai trong thời gian tới.