Thành phần tham dự gồm các đại biểu từ các cơ quan, tổ chức nhà nước, đơn vị nghiên cứu, kỹ thuật từ hầu hết các quốc gia Châu Á.
|
Mở đầu Hội thảo với bài trình bày của ông Shirish Ravan chia sẻ các nội dung khung hành động SENDAI với các mục tiêu ưu tiên trong việc ứng dụng công nghệ không gian trong quản lý giảm nhẹ rủi ro thiên tai, và các hoạt động thúc đẩy của liên hợp quốc trong lĩnh vực này như hỗ trợ kỹ thuật, tăng cường năng lực, tăng cường hợp tác quốc tế...
Tiếp theo hội thảo là các phiên họp kỹ thuật giới thiệu các ứng dụng công nghệ viễn thám, GIS, trong các nghiên cứu thiên tai điển hình như hạn hán, lũ, sạt lở, bão của các nước trong khu vực Châu Á, đồng thời các đại biểu từ Ấn Độ, Trung quốc nêu ra các xu hướng phát triển hạ tầng công nghệ không gian trong xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia, hệ thống cảnh báo sớm, và ứng phó khẩn cấp như hệ thống cảnh báo sóng thần. Cũng trong khuôn khổ hội thảo, bên cạnh các đại biểu từ Indonesia, Malaisia, Buhtan chia sẻ kinh nghiệm trong ứng phó thiên tai gần đây của họ, đại điện trung tâm AHA cũng có bài tham luận về 5 năm hoạt động của trung tâm, kinh nghiệm, thách thức và kế hoạch trong giai đoạn tiếp theo của trung tâm AHA;
|
Các đại biểu tham dự |
Kết thúc hội thảo, giám đốc UNOOSA, ông Luc St-Pierre và ông Shirish Ravan có bài kết luận tổng kết hội thảo, và phát biểu cam kết hỗ trợ kỹ thuật của UN, kế hoạch hoạt động cho từng quốc gia trong 2016 và những năm tiếp theo, đồng thời kêu gọi tăng cường hợp tác trong các nước Châu Á nói riêng, và đặc biệt là thúc đẩy ứng dụng công nghệ không gian trong quản lý, giảm nhẹ rủi ro thiên tai trong thời gian tới.
Tham khảo :
1) http://www.un-spider.org/news-and-events/events/united-nationsindia-workshop-use-earth-observation-data-disaster-management
2) http://www.isro.gov.in/
3) http://www.unoosa.org/oosa/en/ourwork/psa/schedule/2016/workshop_india.html
4) http://www.unoosa.org/oosa/en/ourwork/hlf/hlf.html