Trung tâm phòng tránh và giảm nhẹ thiên tai

Trung tâm Chính sáchvà Kỹ thuật phòng chống thiên tai

Giao diện dễ tiếp cận vietnam english
Đăng nhập

Quản lý - Hợp tác - Cùng hành động

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Giới thiệu
    • Cơ cấu tổ chức
    • Chức năng - nhiệm vụ
    • Chiến lược phát triển
  • Tin tức
    • Tin Trong nước - Quốc tế
    • Bản tin Trung tâm
    • Bản tin Trung tâm
  • Trung tâm Thông tin
    • Sự kiện thiên tai
    • Kiến thức cơ bản
    • Cơ sở dữ liệu
      • Chính sách và Kỹ thuật PCTT
      • CSDL Ngân hàng cát ĐBSCL
      • CSDL Dân sinh kinh tế
      • CSDL Viễn thám
      • Thiệt hại và nhu cầu
      • Đề án nâng cao nhận thức CĐ
        • Ma trận dự án
        • Mạng lưới hỗ trợ kỹ thuật
        • Tài liệu Đề án 1002
          • Văn bản pháp quy
          • Tài liệu tham khảo
          • Tài liệu truyền thông
        • Theo dõi & đánh giá
        • Đánh giá RRTT-DVCĐ
          • Bản đồ RRTT-DVCĐ
          • Bản đồ khác
          • Báo cáo đánh giá
        • Kế hoạch phòng chống thiên tai
      • Hệ thống giám sát thiên tai
      • Hệ thống giám sát camera
      • CSDL không gian
    • Thư viện ảnh
    • Dự án Nông thôn mới
      • Cổng thông tin điện tử
      • Sản phẩm dự án Nông thôn mới
    • Công khai ngân sách nhà nước
  • Đối tác
  • Dự án
  • Lịch công tác
  1. Tin tức
  2. Trang tin chi tiết
  • Share this on Facebook
  • Share this on Twitter
  • Share this on GooglePlus

Kiên Giang: Cần 3.000 tỉ đồng triển khai 5 dự án xây dựng công trình ứng phó biến đổi khí hậu

11:36:0, 28/07/2014 Kiên Giang là tỉnh nằm cuối nguồn của sông Mê Kông, nơi đổ nước ra biển nhưng là đầu nguồn của triều biển Tây (Vịnh Thái Lan). Với đặc điểm tự nhiên đó, Kiên Giang chịu ảnh hưởng nặng nề của biến đổi khí hậu (BĐKH), đặc biệt là hiện tượng nước biển dâng, lũ lụt hàng năm.
 

 Người dân ấp Lê Bát, xã Cử Cạn, huyện Phú Quốc, chỉ cảnh biển đã và đang xâm thực sâu vào làm mất bãi cát Cửa Cạn

Theo kịch bản BĐKH trên địa bàn tỉnh Kiên Giang nếu xảy ra hiện tượng nước biển dâng cao 0,5m thì có hơn 50% diện tích đồng bằng chìm trong nước biển, còn nếu nước biển dâng cao hơn nữa (khoảng 1m) thì sẽ có gần 66% diện tích đồng bằng bị chìm trong nước biển, và nếu mực nước biển dâng lên đến 1,5m thì có trên 95% diện tích bị chìm trong nước. Theo kịch bản phát thải cao, thì nước biển dâng cao nhất ở khu vực từ Cà Mau đến Kiên Giang trong khoảng từ 85 đến 105cm vào cuối thế kỷ 21. Như vậy, phần lớn tỉnh Kiên Giang sẽ chìm trong nước biển ở khoảng 50-60 năm tới và thế hệ con cháu trên địa bàn phải đối mặt với vấn nạn này. Hậu quả của BĐKH là khôn lường: bão, lốc, lũ lụt, an ninh lương thực, sức khỏe người dân, phát triển sản xuất…

Theo báo cáo của Sở Tài nguyên - Môi trường tỉnh Kiên Giang, hiện nay tỉnh có nhiều chương trình, dự án, kế hoạch về ứng phó BĐKH được các sở, ngành quản lý, trong đó có một số dự án được tổ chức hợp tác quốc tế Đức - GIZ tài trợ thực hiện. Điển hình như các dự án “Đầu tư xây dựng cống Sông Kiên TP Rạch Giá với tổng vốn đầu tư trên 236 tỷ đồng thực hiện từ 2012 – 2015, nhưng đến 2013 mới nhận được vốn; dự án “Đầu tư nâng cấp đê biển từ Hà Tiên đến Tiểu Dừa” vẫn đang trong giai đoạn thiết kế; dự án “Quản lý tổng hợp vùng bờ tỉnh Kiên Giang ứng phó với BĐKH và nước biển dâng” có tổng kinh phí hơn 5 tỷ 324 triệu đồng hiện mới bắt đầu xây dựng báo cáo hiện trạng vùng bờ. Tuy nhiên, đến nay tiến độ triển khai một số dự án còn chậm, một số dự án đã được phê duyệt từ năm 2012 nhưng đến nay mới bắt đầu khởi động. Đặc biệt là 5 dự án đầu tư xây dựng công trình ứng phó với BĐKH và nước biển dâng với tổng vốn hơn 3.000 tỉ đồng vẫn chưa được bố trí vốn để triển khai thực hiện.

Cuối tuần qua, báo cáo với đoàn Giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về tình hình thực hiện chính sách, pháp luật về phòng, chống thiên tai và các dự án ứng phó với BĐKH trên địa bàn tỉnh. Ông Lâm Hoàng Sa – Phó Chủ tịch UBND tỉnh đề nghị các bộ, ngành Trung ương sớm bố trí kinh phí để triển khai thực hiện các dự án đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt để triển khai đúng tiến độ. Đồng thời kiến nghị Trung ương xem xét ban hành cơ chế, chính sách cho các dự án chống xói mòn, sạt lở..., mà trọng tâm là cải thiện sinh kế cho người dân vùng ven biển để người dân yên tâm sinh sống và tham gia trồng, cũng như bảo vệ rừng phòng hộ.

Tin liên quan

  • Phát hiện sửng sốt ở đới phát sinh động đất, sóng thần Nhật Bản
  • Sóng nhiệt “tấn công” châu Âu - nhiều nước cảnh báo nắng nóng và cháy rừng
  • Hậu Giang tăng cường ứng phó với nguy cơ mưa lớn, sạt lở đất
  • Hải Dương không để gián đoạn phòng chống thiên tai khi sắp xếp
  • Trung Quốc nâng mức cảnh báo mưa lớn, kích hoạt ứng phó khẩn cấp tại 9 tỉnh
  • Thủ tướng chỉ đạo tăng cường phòng, chống thiên tai trước mùa mưa bão năm 2025
  • Chưa đầy 6 tháng, tại Hậu Giang đã xảy ra 30 điểm sụp đất, sạt lở bờ sông
  • Quảng Trị công bố tình huống khẩn cấp thiên tai để khắc phục hậu quả bão lũ
  • Quảng Trị: Khẩn trương khắc phục hậu quả bão số 1
  • Quảng Bình: Tìm thấy 2 thi thể mất tích do mưa lũ

 

  • Hệ thống giám sát thiên tai Việt Nam (VNDMS)

  • CSDL Quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng (Đề án 553)

  • CSDL Dân sinh kinh tế

  • CSDL Bản đồ sạt lở bờ sông, xói lở bờ biển

  • CSDL Không gian

  • CSDL Thư viện Chính sách và Kỹ thuật PCTT

  • CSDL Thiệt hại

  • CSDL Viễn thám

  • CSDL Khoa học công nghệ

  • Phần mềm hướng dẫn phổ biến kiến thức trực tuyến về PCTT

  • Trang Chuyển đổi số trong lĩnh vực Quản lý đê điều và Phòng, chống thiên tai

  • Phần mềm quản lý và giám sát camera

  • Phần mềm hỗ trợ xây dựng phương án ứng phó thiên tai

Thông tin thời tiết

Bản quyền © 2015 - Trung tâm Chính sách và Kỹ thuật phòng chống thiên tai

Địa chỉ: Số 54 ngõ 102 Trường Chinh – Đống Đa – Hà Nội.

Điện thoại: +84-436291511 - Fax: +84-437336647

Email: trungtamcsktpctt@gmail.com - Website: www.dmptc.gov.vn

Số người online: 303

Tổng số lượt truy cập: 20479868