|
Đồng chí Bùi Văn Tỉnh, UVT.ư Đảng, Chủ tịch UBND tỉnh trực tiếp chỉ đạo khắc phục sự cố sạt lở đá trên tuyến quốc lộ 6 |
Đá núi đè nặng thêm nỗi đau
Tại km 138+750, địa phận xã Đồng Bảng, huyện Mai Châu đã xảy ra những vụ lở kinh hoàng và phức tạp, làm thiệt mạng 2 người, ách tắc nghiêm trọng QL 6. Trước tình hình này, lãnh đạo UBND tỉnh, Bộ GT-VT đã kịp thời có mặt tại hiện trường, ban bố trình trạng khẩn cấp, trực tiếp chỉ đạo các biện pháp cấp bách tìm kiếm thi thể nạn nhân, khắc phục, giải quyết ách tắc giao thông sớm nhất có thể.
Hà Văn Nghị, sinh năm 1988, ở xóm Tam Hòa, xã Tân Sơn và chị Vì Thị Nguyệt, sinh năm 1990, ở xóm Phiêng Sa, xã Đồng Bảng mới có thai được 2 tháng. ông Hà Văn Đường, người chứng kiến buổi sáng định mệnh hôm ấy kể lại: Khi nghe tiếng phụ nữ kêu cứu, nhìn ra thấy hai vợ chồng nó đang tuyệt vọng giãy dụa thì đá lở rầm rầm, tôi chỉ biết lao vào nhà ôm con thơ, kéo vợ (Đinh Thị Thu) trốn chạy đá lăn.
|
Nỗ lực tìm kiếm người bị nạn do lở đá trên quốc lộ 6, đoạn quan xã Đồng Bảng, huyện Mai Châu |
Ông Vì Văn Ngọc, bố nạn nhân chầu trực bên lề đường ngóng tin con gái, con rể, nét mặt vẫn thất thần, tím tái trong gió rét. Vợ chồng nó mới cưới năm ngoái, vui duyên chưa trọn, tai ương ập đến. Biết giờ thân xác chúng nó ra sao, có còn lành lặn. Chỉ mong sớm tìm lại thi thể để tổ chức mai táng cho linh hồn bớt lạnh. Chú nó khi nghe tin đá lở chết người, gọi điện cho hai vợ chồng còn đổ chuông, vài phút sau đã tắt lịm. Đá tiếp tục lăn rầm rập. Cả ngày 17/2 chẳng làm được gì! Hy vọng trong tuyệt vọng. Rồi ngày 18, 19, thi thể nạn nhân vẫn nằm dưới hàng vạn m3 đá. ánh đèn máy nổ nhập nhoạng chìm trong núi rừng Đồng Bảng, Tân Sơn. Trong giá lạnh tái tê, cả gia đình ông Ngọc theo dõi từng tiếng máy xúc, máy ủi khọt khẹt gỡ, bóc, gắp từng hòn đá, cục đất với sự hy vọng lăn theo những giọt nước mắt.
Gian nan tìm người, thông tuyến
Khi vụ việc xảy ra, lực lượng chức năng bao gồm: Khu Quản lý đường bộ II, Công ty CP ĐTXD CT 222, Sở GT-VT, NN&PTNT, Công an, Bộ CHQS tỉnh và huyện Mai Châu đã khẩn trương có mặt tại hiện trường triển khai các phương án khắc phục sự cố, huy động lực lượng, nhân dân tổ chức di dời nhà cửa và các hộ dân liền kề ra khỏi khu vực nguy hiểm. Ngay sau khi nhận được thông tin, đồng chí Bùi Văn Tỉnh, UVT.ư Đảng, Chủ tịch UBND tỉnh đã trực tiếp đến hiện trường và chỉ đạo khắc phục sự cố. Đồng thới quyết định Ban bố trình trạng khẩn cấp sự cố sạt lở tại km 138+750, thuộc QL 6, địa phận xã Đồng Bảng làm căn cứ cho địa phương, các cơ quan chức năng triển khai các biện pháp cấp bách bảo vệ an toàn tính mạng, tài sản của nhân dân, bảo đảm an toàn giao thông trên QL 6. Tuy nhiên, công tác khắc phục sự cố, tìm kiếm nạn nhân vẫn diễn ra chậm chạm do đá tiếp tục lở xuống, mưa phùn, mây mù, sương giăng suốt cả ngày. Chiều ngày 16/2, máy móc, nhân lực đã được huy động tới khu vực đá lở, khẩn trương triển khai các biện pháp tìm kiếm cứu nạn và khắc phục sự cố, tổ chức di dời nhà dân liền kề ra khỏi khu vực nguy hiểm và kết thúc đến 20h cùng ngày. Đến sáng ngày 17/2, tiếp tục diễn ra những đợt chấn động làm lượng đất, đá khổng lồ đổ xuống gấp 4-5 lần hôm trước (khoảng 3 vạn m3), san phẳng toàn bộ 3 ngôi nhà dân, vùi lấp khoảng 200 m đường giao thông, cuốn phăng toàn bộ 4 cột điện và 3 nhà dân sát quốc lộ vừa được di dời ngày hôm trước. Đất đá lở cũng vùi lấp 1 máy phát điện, làm hư hỏng một số máy móc của đơn vị cứu hộ, khiến một số người bị xây sát, trong đó có một cán bộ lãnh đạo quản lý giao thông tuyến bị thương phải đi cấp cứu.
Ông Ngô Ngọc Đức, Giám đốc Sở GT-VT, Phó Ban chỉ đạo khắc phục sự cố cho biết: Quốc lộ 6, đoạn đi qua Hòa Bình dài khoảng 150 km. Do địa hình đồi núi, vách đá dựng đứng, đườứng giao thông bám vực, nhiều điểm có nền địa chất không ổn định, nguy cơ sạt lở rất cao, đặc biệt là các khu vực dốc đi qua các xã Tân Sơn, Đồng Bảng, Tòng Đậu, Thung Khe, Phú Cường, dốc Má, dốc Cun, đã từng xảy ra sạt lở với khối lượng đất, đá lớn. Tình hình diễn biến phức tạp khiến công tác khắc phục hậu quả phải tạm dừng. Phương án tối ưu được đưa ra, lực lượng chức năng bao gồm Sở GT-VT, Bộ CHQS tỉnh, đơn vị thi công chia làm 2 hướng lội rừng, nghiên cứu địa hình, rà soát, xác định nguy cơ sụt lở trên đỉnh núi và đã phát hiện vết nứt rộng 15-20 m, sâu 0,5-1 m, dài hơn 20 m trên núi khu vực sạt lở. Cơ quan chức năng đưa ra kết luận, nguyên nhân của lở đất là do mưa lâu ngày, đất, đá ngậm nước gây ra sạt lở. Giải pháp được đưa ra là đánh sập phía trên bằng mìn để giải quyết triệt để sạt lở, bảo đảm an toàn cho người và phương tiện cứu hộ. Từ ngày 18/2, việc khắc phục sự cố chủ động hơn khi nắm được tình hình. Các lực lượng chức năng và chính quyền có mặt 24/24h triển khai cấp bách các biện pháp khắc phục sự cố, tìm kiếm thi thể nạn nhân. Hiện nay đã cơ bản làm chủ tình hình, đánh mìn an toàn để triển khai các bước tiếp theo. Công tác phân luồng giao thông thực hiện tốt. Việc thi công được tổ chức khẩn trương cả hai mũi từ Sơn La xuống và từ Hoà Bình lên. Tuy vậy, công tác cứu hộ, cứu nạn hết sức khó khăn được thực hiện trong mây mù, mưa rét và phải đáp ứng các nguyên tắc an toàn, chỉ có thể thực hiện đến khoảng 20h hàng ngày. Theo ông Ngô Ngọc Đức, dự kiến đến ngày 20/2, các đơn vị cứu hộ mới có thể tiếp cận được nơi thi thể nạn nhân. ít nhất mất vài ngày nữa mới có thể thông tuyến. Về lâu dài, ngành phải tổ chức rà soát toàn tuyến, xác định vị trí xung yếu nguy cơ sạt lở để cảnh báo và có biện pháp phòng - chống, hạn chế hậu quả nặng nề lở núi gây ra. Đồng thời tham mưu triển khai rà soát toàn tuyến đã có phương án bảo đảm an toàn giao thông thông suốt tất cả thời gian của năm chứ không chỉ vào mùa mưa, bão.