Việt Nam đã có ảnh hưởng khi trong đợt mưa lũ này, phía Trung Quốc đồng thời xả lũ trên 2 hệ thống sông lớn là sông Đà, sông Hồng làm gia tăng nước lũ trên các sông, đã gây ra 7 sự cố đê điều tại Việt Nam.
Trường Tiểu học Nậm Nhừ (tỉnh Điện Biên) bị ngập sâu trong nước lũ do mưa lớn kéo dài
Việt Nam hiện có một số lưu vực sông có đặc điểm tương đồng với lưu vực sông Dương Tử, đặc biệt là lưu vực sông Hồng. Từ đầu năm 2020 đến nay, tại Việt Nam đã xảy ra 16 loại hình thiên tai với 223 trận dông lốc, mưa lớn, mưa đá tại 46 tỉnh thành trên cả nước, trong đó 9 đợt trên diện rộng tại 21 tỉnh, thành Bắc Bộ khiến 65 người chết và mất tích, thiệt hại kinh tế gần 4.000 tỷ đồng.
Đáng lưu ý, chỉ riêng tháng 7, cả nước đã xảy ra 7 trận mưa lớn, ngập úng, lũ cục bộ; 5 trận mưa lớn, lũ quét, sạt lở khu vực miền núi phía Bắc. Ngày 20/7 và 21/7, tỉnh Hà Giang đã xuất hiện mưa rất to tới 350mm trong 10 giờ đồng hồ làm 5 người thiêt mạng. Còn từ ngày 16/8 – 21/8, do ảnh hưởng của bão số 4, khu vực miền núi phía Bắc đã có mưa lớn phổ biến từ 200 – 400mm.
Trong bối cảnh thiên tai ngày càng diễn biến phức tạp và yêu cầu ngày càng cao trong công tác đảm bảo an toàn, thực trạng và kinh nghiệm về ứng phó với mưa lũ đặc biệt lớn của Trung Quốc, Việt Nam cần chủ động triển khai thực hiện kịch bản ứng phó để không bị bất ngờ.
Bên cạnh nâng cao nhận thức cộng đồng, việc đảm bảo an toàn hồ chứa, an toàn đê điều được xác định là trọng tâm trong mùa mưa bão, nhằm đảm bảo an toàn cho dân cư và hạ tầng quan trọng như Hà Nội và các địa phương trọng yếu khác.