Trung tâm Chính sách
và Kỹ thuật phòng chống thiên tai
Đăng nhập
Quản lý - Hợp tác - Cùng hành động
Trang chủ
Giới thiệu
Giới thiệu
Cơ cấu tổ chức
Chức năng - nhiệm vụ
Chiến lược phát triển
Tin tức
Tin Trong nước - Quốc tế
Bản tin Trung tâm
Bản tin Trung tâm
Trung tâm Thông tin
Sự kiện thiên tai
Kiến thức cơ bản
Cơ sở dữ liệu
Chính sách và Kỹ thuật PCTT
CSDL Ngân hàng cát ĐBSCL
CSDL Dân sinh kinh tế
CSDL Viễn thám
Thiệt hại và nhu cầu
Đề án nâng cao nhận thức CĐ
Ma trận dự án
Mạng lưới hỗ trợ kỹ thuật
Tài liệu Đề án 1002
Văn bản pháp quy
Tài liệu tham khảo
Tài liệu truyền thông
Theo dõi & đánh giá
Đánh giá RRTT-DVCĐ
Bản đồ RRTT-DVCĐ
Bản đồ khác
Báo cáo đánh giá
Kế hoạch phòng chống thiên tai
Hệ thống giám sát thiên tai
Hệ thống giám sát camera
CSDL không gian
Thư viện ảnh
Dự án Nông thôn mới
Cổng thông tin điện tử
Sản phẩm dự án Nông thôn mới
Công khai ngân sách nhà nước
Đối tác
Dự án
Lịch công tác
Tin tức
Trang tin chi tiết
Mô hình quản lý rủi ro thiên tai và thích ứng với biến đổi khí hậu
23:1:0, 29/12/2016
Nhằm trao đổi và tuyên truyền các mô hình hiệu quả trong quản lý rủi ro thiên tai, thích ứng biến đổi khí hậu trong tình hình thiên tai diễn biến phức tạp, khó lường tại các tỉnh miền Trung, Trung tâm Phát triển nông thôn bền vững phối hợp với tổ chức Plan tạo diễn đàn thảo luận với sự tham gia của nhiều cơ quan quản lý thiên tai các cấp, các trường, viện nghiên cứu và tổ chức phi chính phủ tại Thành phố Huế, ngày 27/12/2016.
Nhiều tổ chức đã trình bày các mô hình trong quản lý rủi ro thiên tai tại cộng đồng, trường học và doanh nghiệp, trong đó chú trọng sự tham gia của các đối tượng dễ bị tổn thương, đặc biệt người khuyết tật. Ngoài các thành công thì các thách thức cũng đã được các bên nêu rõ, cụ thể:
- Đối với trường học an toàn: Còn khoảng trống về hoà nhập trẻ khuyết tật, giáo viên khuyết tật; thiếu kết nối giữa Kế hoạch trường học an toàn với Kế hoạch Phòng chống thiên tai cấp xã.
- Đối với doanh nghiệp: Thiếu các chính sách hỗ trợ trong phòng chống thiên tai; nhận thức về phòng chống thiên tai còn hạn chế; còn bỏ sót các doanh nghiệp của người khuyết tật hoặc sử dụng lao động là người khuyết tật.
- Đối với các mô hình hoà nhập người khuyết tật: Còn thiếu hướng dẫn thực hiện các chính sách đã có về hoà nhập người khuyết tật trong phòng chống thiên tai; thiếu chỉ số, số liệu liên quan đến người khuyết tật trong Bộ chỉ số thực hiện Đề án 1002 và thống kế thiệt hại do thiên tai.
Trình bày của Trung tâm Phòng tránh và Giảm nhẹ thiên tai
Tại Hội thảo, Trung tâm Phòng tránh và Giảm nhẹ thiên tai đã giới thiệu các văn bản quy phạm pháp luật, chính sách mới về phòng chống thiên tai, đặc biệt các điểm mới, quan trọng trong Luật Phòng chống thiên tai, Đề án "Nâng cao nhận thức cộng đồng và Quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng" (Đề án 1002). Đồng thời Trung tâm cũng nhấn mạnh mô hình quản lý rủi ro thiên tai hiệu quả cần có sự phối hợp hiệu quả giữa cộng đồng người dân và các cơ quan quản lý thiên tai, các tổ chức trong nước, quốc tế, cụ thể:
- Đối với cộng đồng cần được nâng cao nhận thức, kiến thức để có thể tham gia hiệu quả vào công tác phòng chống thiên tai; mọi đối tượng cộng đồng có thể tiếp cận được thông tin, kết quả và thành quả của các chương trình, dự án của nhà nước, các tổ chức mang lại.
- Đối với các cơ quan quản lý thiên tai, các tổ chức cần nâng cao năng lực, tăng cường chia sẻ thông tin, dữ liệu và có những chính sách đảm bảo sự tham gia của cộng đồng người dân, đặc biệt với đối tượng dễ bị tổn thương.
Để đẩy mạnh tuyên truyền, cung cấp thông tin, nâng cao nhận thức cho cộng đồng, Trung tâm đề nghị các tổ chức phi chính phủ, các tổ chức xã hội khi thực hiện các dự án tại địa phương, tại cộng đồng:
- Hỗ trợ tuyên truyền, cung cấp thông tin về các văn bản quy phạm pháp luật, chính sách mới của Chính phủ về phòng chống thiên tai;
- Hướng dẫn đánh giá rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng, lập Kế hoạch phòng chống thiên tai phải bám sát yêu cầu, hướng dẫn của Luật Phòng chống thiên tai, tài liệu của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về thực hiện Đề án 1002.
- Khi lập Kế hoạch phòng chống thiên tai có hoà nhập người khuyết tật, không dừng lại ở phân loại dạng khuyết tật mà cần phân loại thành các nhóm khó khăn khi tiếp cận thông tin cảnh báo sớm và sơ tán sớm, từ đó đưa ra các giải pháp hỗ trợ phù hợp.
Mặc dù Hội thảo chỉ diễn ra trong thời gian ngắn nhưng đã đưa ra được nhiều khó khăn, thách thức trong quản lý rủi ro thiên tai cần giải quyết trong thời gian tới.
(Nguồn: Trung tâm Phòng tránh và Giảm nhẹ thiên tai)
Tin liên quan
Học viên Khóa đào tạo về thiết kế công trình đê điều và phòng, chống thiên tai cho viên chức, người lao động của Trung tâm đi thực địa tại Hải Phòng
Trung tâm Chính sách và Kỹ thuật phòng, chống thiên tai công bố công khai dự toán ngân sách năm 2024 của Trung tâm
Trung tâm Chính sách và Kỹ thuật phòng, chống thiên tai công bố công khai quyết toán ngân sách năm 2023 của Trung tâm
Hội nghị Châu Á về giảm nhẹ thiên tai 2024 (ACDR2024): Các giải pháp chủ động và hành động dựa trên cảnh báo nhằm tăng cường sức chống chịu với khủng hoảng khí hậu
Tập huấn kỹ thuật hộ đê, phòng, chống lụt, bão cho lực lượng chuyên trách quản lý đê điều các tỉnh, thành phố có đê từ cấp III đến cấp đặc biệt năm 2024
Hội thảo “Tổng quan về Hệ thống Thông tin địa lý (GIS) và Viễn thám hỗ trợ giám sát ven biển”
Bộ Nông nghiệp và PTNT phê duyệt Tài liệu hướng dẫn tổ chức thực hiện Đề án “Nâng cao nhận thức cộng đồng và Quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng, đến năm 2030”
Tập huấn Giảng viên nguồn cấp tỉnh về Khung Trường học an toàn tỉnh Điện Biên
Hội nghị Tuyên truyền phòng, chống thiên tai cho các trường học trong vùng có khả năng ảnh hưởng thiên tai cao tại Khánh Hoà
Hội thao Chào mừng Kỷ niệm 70 năm Giải phóng Thủ đô (10/10/1954-10/10/2024) và 10 năm thành lập Khu liên cơ số 54 ngõ 102 đường Trường Chinh (2014-2024)
Thông tin thời tiết