Trung tâm phòng tránh và giảm nhẹ thiên tai

Trung tâm Chính sáchvà Kỹ thuật phòng chống thiên tai

Giao diện dễ tiếp cận vietnam english
Đăng nhập

Quản lý - Hợp tác - Cùng hành động

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Giới thiệu
    • Cơ cấu tổ chức
    • Chức năng - nhiệm vụ
    • Chiến lược phát triển
  • Tin tức
    • Tin Trong nước - Quốc tế
    • Bản tin Trung tâm
    • Bản tin Trung tâm
  • Trung tâm Thông tin
    • Sự kiện thiên tai
    • Kiến thức cơ bản
    • Cơ sở dữ liệu
      • Chính sách và Kỹ thuật PCTT
      • CSDL Ngân hàng cát ĐBSCL
      • CSDL Dân sinh kinh tế
      • CSDL Viễn thám
      • Thiệt hại và nhu cầu
      • Đề án nâng cao nhận thức CĐ
        • Ma trận dự án
        • Mạng lưới hỗ trợ kỹ thuật
        • Tài liệu Đề án 1002
          • Văn bản pháp quy
          • Tài liệu tham khảo
          • Tài liệu truyền thông
        • Theo dõi & đánh giá
        • Đánh giá RRTT-DVCĐ
          • Bản đồ RRTT-DVCĐ
          • Bản đồ khác
          • Báo cáo đánh giá
        • Kế hoạch phòng chống thiên tai
      • Hệ thống giám sát thiên tai
      • Hệ thống giám sát camera
      • CSDL không gian
    • Thư viện ảnh
    • Dự án Nông thôn mới
      • Cổng thông tin điện tử
      • Sản phẩm dự án Nông thôn mới
    • Công khai ngân sách nhà nước
  • Đối tác
  • Dự án
  • Lịch công tác
  1. Tin tức
  2. Trang tin chi tiết
  • Share this on Facebook
  • Share this on Twitter
  • Share this on GooglePlus

Năm 2013 - Một năm thảm họa của thiên tai

14:46:0, 07/04/2014 Ngày 4/4, tại TP.Đà Nẵng, Phó Thủ tướng Chính phủ Hoàng Trung Hải chủ trì Hội nghị tổng kết công tác phòng chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn (PCLB&TKCN) năm 2013, triển khai nhiệm vụ năm 2014.
 
 Phó Thủ tướng Chính phủ Hoàng Trung Hải phát biểu chỉ đạo Hội nghị

Nỗi lo siêu bão và thảm họa thiên tai

Theo Ban chỉ đạo Phòng chống lụt bão Trung ương, trong năm 2013 thiên tai ở nước ta diễn biến phức tạp, bất thường, bão xuất hiện sớm và nhiều hơn so với trung bình nhiều năm. Đây là năm ghi nhận được số lượng cơn bão, áp thấp nhiệt đới hoạt động trên biển Đông ảnh hưởng đến Việt Nam đạt mức kỷ lục trong 50 năm qua với 15 cơn bão và 4 áp thấp nhiệt đới. Trong đó, bão số 14 - siêu bão Haiyan là cơn bão rất mạnh về cường độ có thể so sánh với bão Katrina mạnh nhất thế giới đổ bộ vào nước Mỹ. Ngoài ra, do ảnh hưởng hoàn lưu bão số 15, tại các tỉnh miền Trung và Tây Nguyên đã bị ngập úng trên diện rộng, mực nước một số sông đã vượt mức lịch sử.

Bên cạnh đó, mưa lớn làm lũ trên các sông từ Thừa Thiên - Huế đến Bắc Khánh Hòa và Tây Nguyên dâng cao. Đỉnh lũ các sông phổ biến ở mức báo động 3 và trên báo động 3, đặc biệt lũ các sông Trà Khúc, sông Vệ (tỉnh Quảng Ngãi), sông Kôn (tỉnh Bình Định) và thượng nguồn sông Ba (tỉnh Gia Lai) đã vượt mức lịch sử.

Trong các đợt mưa lũ cuối tháng 5, trung tuần tháng 7, đầu tháng 9 đã gây thiệt hại lớn đối với các tỉnh miền núi Bắc Bộ, trong đó đặc biệt nghiêm trọng là trận lũ quét xảy ra vào đầu tháng 9 tại huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai. Đặc biệt sau nhiều năm không có lũ, năm 2013 đã xuất hiện lũ lớn trên báo động 3 ở một số nơi trên hệ thống sông Thái Bình.

Không những siêu bão đổ bộ gây thiệt hại lớn về người và của, năm 2013, hiện tượng rét đậm, rét hại ở các tỉnh miền Bắc vào nửa cuối tháng 12, đặc biệt tại SaPa - Lào Cai lần đầu tiên xuất hiện mưa tuyết lớn trong vòng 30 năm trở lại đây. Ngoài ra, các hiện tượng thời tiết nguy hiểm khác như dông mạnh kèm theo sét và lốc xoáy, mưa đá với mức độ đặc biệt nghiêm trọng, quy mô lớn đã xảy ra ở nhiều nơi. Đặc biệt thiệt hại nặng nề là trận lốc xoáy kèm theo mưa đá lớn nhất trong hàng chục năm qua đã tàn phá nhiều nhà cửa, gây thiệt hại lớn về sản xuất đối với tỉnh Lào Cai vào cuối tháng 3, trong năm 2013, trên phạm vi cả nước đã xảy ra hơn 210 đợt dông, lốc, sét, mưa đá.

Triều cường lớn đã làm nhiều khu vực thấp trũng của thành phố Hồ Chí Minh, các tỉnh Bình Dương, Vĩnh Long, Sóc Trăng, Trà Vinh bị ngập sâu, gây ách tắc giao thông, ảnh hưởng đáng kể đến sản xuất và sinh hoạt của người dân (đỉnh mực nước cao nhất tại trạm Phú An trên sông Sài Gòn ngày 23-10 đạt mức 1,68m, vượt mức báo động III là 0,18m và vượt mực nước lịch sử (1,62m) năm 2012. Đây là đỉnh mực nước cao nhất trong vòng hơn 60 năm qua.

 
 Năm 2013 ghi nhận được số lượng cơn bão, áp thấp nhiệt đới (ATNĐ) hoạt động trên biển Đông ảnh hưởng đến Việt Nam đạt mức kỷ lục trong 50 năm qua.
 

Gồng mình ứng phó thiên tai và bài học sơ tán dân ở Đà Nẵng

Năm qua, thiên tai đã gây ra bao thảm họa tại các miền đất nước. Để đối phó với thiên tai, cả nước đã huy động 636.497 lượt người, 10.039 lượt phương tiện các loại tham gia ứng cứu, khắc phục hậu quả thiên tai, sự cố và tìm kiếm cứu nạn. Ủy ban Quốc gia tìm kiếm cứu nạn đã chỉ đạo xử lý 2.022 vụ, cứu được 4.510 người và 527 phương tiện gặp nạn; thông báo kêu gọi, hướng dẫn 1.094.567 lượt tàu thuyền/4.922.216 lao động đang hoạt động trên biển về nơi tránh trú bão an toàn.

Công tác kiểm đếm, kêu gọi tàu thuyền đã thực hiện tốt từ Trung ương đến địa phương (hầu hết các tàu, thuyền đã vào nơi neo đậu, tránh trú hoặc thoát ra khỏi vùng nguy hiểm khi có bão, ATNĐ), nên hạn chế tối đa thiệt hại về tàu thuyền và phương tiện nuôi trồng thủy sản. Hệ thống thông tin liên lạc giám sát tàu cá MOVIMA (Tổng cục Thủy sản - Bộ NN&PTNT đang triển khai lắp đặt) tiếp tục cho thấy rõ hiệu quả trong việc giám sát, quản lý hoạt động của các tàu cá trên biển. Việc theo dõi tọa độ và hướng di chuyển của tàu cá theo thời gian thực đã giúp công tác chỉ đạo điều hành được thuận lợi, kịp thời và an toàn, đồng thời đảm bảo hiệu quả khai thác, sản xuất của ngư dân.

Cùng với các tỉnh duyên hải miền Trung, Đà Nẵng là địa phương thường xuyên phải chịu nhiều tác động và ảnh hưởng do thiên tai gây ra. Do vị trí nằm ở trung lộ cả nước, có đường bờ biển dài trên 90 km, Đà Nẵng là cửa ngõ chính ra Biển Đông của các tỉnh miền Trung, Tây Nguyên và các nước tiểu vùng Mê Kông, có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế và du lịch, nhưng đồng thời cũng hứng chịu trực tiếp nhiều cơn bão trên biển Đông. Bình quân hằng năm Đà Nẵng chịu ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp 2-3 cơn bão, ATNĐ.

Trong năm 2013, mặc dù Đà Nẵng đã bị thiệt hại nặng nề về cơ sở hạ tầng và vật chất nhưng trên địa bàn thành phố đã không có người chết trong thiên tai. Đây là sự thành công rất lớn thể hiện sự quyết tâm, nỗ lực của chính quyền và nhân dân thành phố đối với công tác phòng chống, ứng phó thiên tai trong điều kiện thiên tai và biến đổi khí hậu diễn biến ngày càng phức tạp và khốc liệt như hiện nay.

 
 Bão - nỗi khiếp sợ của người dân miền Trung trong năm qua.
 

Ngay từ đầu năm, Ban chỉ huy PCLB&TKCN thành phố đã chỉ đạo các ngành, địa phương tổ chức tiến hành rà soát, điều chỉnh, bổ sung các phương án phòng chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn của thành phố, các ngành, địa phương và phương án sơ tán nhân dân vùng có nguy cơ cao bị ảnh hưởng của thiên tai như ven sông, biển, vùng trũng thấp, vùng bị sạt lở, vùng hạ du các hồ chứa; kiểm tra phương tiện ứng phó, công tác chuẩn bị, chủ động của địa phương theo phương châm “04 tại chỗ” để có kế hoạch chủ động, đối phó với thiên tai năm 2013.

Các ngành, địa phương đã chuẩn bị đầy đủ các nhu yếu phẩm cần thiết, thuốc men, y tế, nhiên liệu, trang thiết bị cứu hộ, cứu nạn, đảm bảo sẵn sàng phục vụ công tác cứu trợ khi có thiên tai xảy ra và theo dõi nắm chắc tình hình, sự biến động giá cả các mặt hàng thiết yếu trước và sau diễn biến của bão, lụt và tổ chức kiểm soát, bình ổn giá trên thị trường.

Đà Nẵng đã thành lập các Đội Cứu hộ - cứu nạn, phòng chống, khắc phục hậu quả thiên tai tại 02 cấp thành phố và quận, huyện, có nhiêm vụ phối hợp với cấp ủy, chính quyền địa phương để tuyên truyền vận động, tham gia sơ tán nhân dân ra khỏi nguy hiểm, tổ chức chằng chống nhà cửa, kho tàng, trường học… tổ chức cứu hộ cứu nạn, khắc phục các công trình bị sập đổ, phục vụ việc tiếp tế lương thực, thực phẩm đến các vùng bị cô lập…

Để đảm bảo an toàn tính mạng cho nhân dân sống tại các khu vực không an toàn, có nguy cơ bị thiệt hại nặng nề do bão gây ra, thành phố đã tổ chức những đợt sơ tán lớn nhân dân. Chính quyền các địa phương đã phối hợp với các lực lượng vũ trang, các ngành thực hiện sơ tán nhân dân ở những khu vực có nguy cơ cao (các nhà trọ, nhà cho thuê, nhà cấp 4, khu vực nguy hiểm thường xuyên có triều cường, khu vực ven biển do sóng rất lớn trong bão nhất là khu vực tuyến đường Hoàng Sa, Nguyễn Tất Thành, các khu dân cư đang sống ở những vùng không an toàn, trũng, thấp, vùng ven sông suối, vùng có nguy cơ sạt lở, lũ quét) đến nơi thật sự an toàn, bao gồm tổ chức di dân tại chỗ, di dân từ nhà không kiên cố sang nhà kiên cố, di dân vào các công sở, cơ quan, cách xa bờ biển ít nhất 500m.

Sẵn sàng ứng phó

Phát biểu kết luận tại hội nghị, Phó Thủ tướng Chính phủ Hoàng Trung Hải ghi nhận những nỗ lực, kết quả trong công tác dự báo, ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai, bão lũ của các cấp, các ngành trong năm 2013 vừa qua. Việt Nam đã được Liên Hợp Quốc đánh giá cao về chỉ đạo phòng tránh, ứng phó thiên tai. Phó Thủ  tướng  nhấn mạnh, ngoài các công tác thông thường, việc chuẩn bị, ứng phó, khắc phục với thiên tai cần được “nâng cấp” từ nhận thức, trách nhiệm, tinh thần sẵn sàng đến các cơ chế và hành động của mọi cấp, mọi ngành và từng người dân.

Phó Thủ tướng Chính phủ Hoàng Trung Hải chỉ đạo: Các cơ quan chức năng cần tập trung thực hiện những nhiệm vụ cụ thể, trước hết là hoàn thiện Dự thảo trình Thủ tướng Chính phủ về kế hoạch, nghiên cứu các giải pháp đối phó với siêu bão trước tháng 6 năm nay; đồng thời xây dựng và tổ chức diễn tập phương án phòng chống thiên tai theo phương châm “4 tại chỗ" khắc phục những tồn tại, hạn chế trong năm 2013. Xử lý nghiêm những sai phạm về vi phạm an toàn đê điều, vi phạm về thoát lũ. Tăng cường việc trồng mới và tái sinh rừng phòng hộ đầu nguồn nhằm nâng cao khả năng điều tiết, bảo vệ hệ thống đê biển, chống triều cường và sóng lớn khi có thiên tai…

Tin liên quan

  • Phát hiện sửng sốt ở đới phát sinh động đất, sóng thần Nhật Bản
  • Sóng nhiệt “tấn công” châu Âu - nhiều nước cảnh báo nắng nóng và cháy rừng
  • Hậu Giang tăng cường ứng phó với nguy cơ mưa lớn, sạt lở đất
  • Hải Dương không để gián đoạn phòng chống thiên tai khi sắp xếp
  • Trung Quốc nâng mức cảnh báo mưa lớn, kích hoạt ứng phó khẩn cấp tại 9 tỉnh
  • Thủ tướng chỉ đạo tăng cường phòng, chống thiên tai trước mùa mưa bão năm 2025
  • Chưa đầy 6 tháng, tại Hậu Giang đã xảy ra 30 điểm sụp đất, sạt lở bờ sông
  • Quảng Trị công bố tình huống khẩn cấp thiên tai để khắc phục hậu quả bão lũ
  • Quảng Trị: Khẩn trương khắc phục hậu quả bão số 1
  • Quảng Bình: Tìm thấy 2 thi thể mất tích do mưa lũ

 

  • Hệ thống giám sát thiên tai Việt Nam (VNDMS)

  • CSDL Quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng (Đề án 553)

  • CSDL Dân sinh kinh tế

  • CSDL Bản đồ sạt lở bờ sông, xói lở bờ biển

  • CSDL Không gian

  • CSDL Thư viện Chính sách và Kỹ thuật PCTT

  • CSDL Thiệt hại

  • CSDL Viễn thám

  • CSDL Khoa học công nghệ

  • Phần mềm hướng dẫn phổ biến kiến thức trực tuyến về PCTT

  • Trang Chuyển đổi số trong lĩnh vực Quản lý đê điều và Phòng, chống thiên tai

  • Phần mềm quản lý và giám sát camera

  • Phần mềm hỗ trợ xây dựng phương án ứng phó thiên tai

Thông tin thời tiết

Bản quyền © 2015 - Trung tâm Chính sách và Kỹ thuật phòng chống thiên tai

Địa chỉ: Số 54 ngõ 102 Trường Chinh – Đống Đa – Hà Nội.

Điện thoại: +84-436291511 - Fax: +84-437336647

Email: trungtamcsktpctt@gmail.com - Website: www.dmptc.gov.vn

Số người online: 147

Tổng số lượt truy cập: 20455690