|
Lũ lụt ở ĐBSCL |
Các thảm họa liên quan đến khí hậu trong những năm gần đây đã khiến sự chú ý của Chính phủ và công chúng chuyển sang một nhu cầu cấp thiết, đó là phải đưa ra các chính sách tiên phong về biến đổi khí hậu, mặc dù tốc độ ấm lên toàn cầu nằm ngoài khả năng kiểm soát của Việt Nam và phụ thuộc nhiều hơn vào việc cắt giảm khí thải gây hiệu ứng nhà kính trong tương lai của các nước công nghiệp chủ chốt mà đã được nhất trí trong Công ước khung của Liên Hợp Quốc (LHQ) về biến đổi khí hậu.
Chiến lược Biến đổi Khí hậu Quốc gia của Việt Nam được đưa ra trong tháng Ba vừa qua, mô tả Việt Nam là một trong những nước bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi vấn đề biến đổi khí hậu, với "khu vực châu thổ sông Mê Công trở thành một trong 3 châu thổ dễ bị tổn thương nhất trên thế giới cùng với châu thổ sông Nile và sông Hằng".
Chiến lược này cảnh báo rằng, đến cuối thế kỷ 21, nhiệt độ trung bình có thể tăng thêm từ 2 đến 3 độ C, kèm theo những thay đổi lớn về lượng mưa có nguy cơ gây nên tình trạng lũ lụt và hạn hán với sức tàn phá lớn, trong khi mực nước biển dự kiến sẽ dâng lên từ 0,75 đến 1 mét. Khi đó, khoảng 40% của châu thổ sông Mê Công, 11% châu thổ sông Hồng và 3% các khu vực khác sẽ bị ngập nước, và 2% diện tích của thành phố Hồ Chí Minh (trung tâm kinh tế, thương mại của Việt Nam với dân số hơn bảy triệu người trong tổng số 86 triệu dân của cả nước) sẽ bị chìm dưới nước".
Bất kỳ sự sụt giảm nào về sản lượng ở vựa lúa sông Mê Công đều sẽ gây nên những tác động nghiêm trọng đối với an ninh lương thực quốc gia và toàn cầu, do Việt Nam là nước xuất khẩu gạo lớn thứ hai của thế giới.
Báo cáo của Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) với tựa đề "Giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu và di cư ở châu Á và Thái Bình Dương" được đưa ra hồi tháng Ba, dự báo rằng vào năm 2050, khoảng 9,5 triệu người Việt Nam sẽ ở trong tình thế nguy hiểm trước tác động của sự gia tăng mực nước biển.
Sự hỗ trợ dài hạn mạnh mẽ của các nhà tài trợ quốc tế được coi là yếu tố rất quan trọng đối với sự thành công của Chiến lược Biến đổi Khí hậu Quốc gia. Tuy nhiên, Chiến lược cảnh bá "Do Việt Nam đã trở thành một nước có mức thu nhập trung bình, sự hỗ trợ của quốc tế sẽ bị giảm bớt và sự hợp tác sẽ được thực hiện trên cơ sở đôi bên cùng có lợi". Các hình thức tài trợ mới hy vọng sẽ xuất hiện "thông qua các cơ chế chuyển giao công nghệ và tài chính mới từ các nước phát triển".
Nhiệm vụ thứ 9 và thứ 10 của Chiến lược Biến đổi Khí hậu Quốc gia liên quan đến hợp tác quốc tế và các nguồn lực tài chính, được phân bổ thông qua Quỹ Khí hậu Xanh của quốc gia do Bộ Tài nguyên và Môi trường thành lập theo yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ. Một hội nghị đầu tư quốc tế dự kiến sẽ mời các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào các cơ sở hạ tầng liên quan đến thích ứng với biến đổi khí hậu.
Juergen Hesse, Giám đốc Chương trình Tài nguyên tại Văn phòng của GIZ (Cơ quan hợp tác phát triển Đức) ở Việt Nam nói với IPS: "Nhóm các nhà tài trợ hỗ trợ vấn đề biến đổi khí hậu (bao gồm các quốc gia và các tổ chức đa phương), được thiết lập năm 2008 để tương tác với Chính phủ cũng như phối hợp các hành động của chúng tôi, hiện đang được đặt dưới sự chủ trì của Đức và Chương trình Phát triển LHQ (UNDP). GIZ đang hợp tác với nhiều nhà tài trợ khác cũng như Quỹ Động vật Hoang dã Thế giới và Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế trong vấn đề bảo vệ vùng ven biển ở đồng bằng sông Mê Công, trong đó bao gồm phục hồi và mở rộng các tuyến vành đai rừng ngập mặn và nâng cấp đê điều hiện có, đồng thời xác định “những điểm nóng chính vốn đang bị xói mòn”, nơi những hệ thống phòng hộ mới sẽ là cần thiết nhất".
Việc mở rộng sự hợp tác hiện có về biến đổi khí hậu để hỗ trợ Chiến lược Biến đổi Khí hậu Quốc gia nói trên đã được thảo luận trong hai chuyến thăm cấp cao đến Việt Nam hồi tháng trước, đầu tiên là chuyến thăm của Ngoại trưởng Anh William Hague, tiếp đó là của Ủy viên phụ trách Phát triển châu Âu Andris Piebalgs, cũng như trong chuyến thăm hồi tháng Ba của tân Tổng Giám đốc Tổ chức Nông lương Thế giới (FAO) Jose Graziano da Silva.
Chính phủ Việt Nam thừa nhận rằng những hành động về biến đổi khí hậu của mình chỉ có thể thành công như là một phần trong khuôn khổ "nền kinh tế xanh" mở rộng, một sự khởi đầu cơ bản tiếp sau các chính sách phát triển mang tính phá hoại môi trường sau năm 1975. Chiến lược Quốc gia về Tăng trưởng Xanh có liên quan đang được soạn thảo dưới sự chỉ đạo của Thủ tướng hy vọng sẽ được đưa ra kịp tham gia Hội nghị LHQ về Phát triển Bền vững (Hội nghị Rio+20) tổ chức ở Brazil từ ngày 20-22/6.
Mạng tin toàn cầu IPS có trụ sở tại Rôma (Italia) mới đây đăng bài của tác giả Vanya Walker-Leigh nhận định về vấn đề biến đổi khí hậu và chiến lược quốc gia của Việt Nam với nội dung sau: Việt Nam, được ca ngợi như là một câu chuyện thành công về phát triển vì đã đưa được hàng triệu người thoát khỏi đói nghèo và vẫn duy trì lộ trình để đáp ứng tất cả các Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ (MDGs) vào năm 2015, nhưng lại đang chứng kiến sự tiến bộ của mình bị đe dọa nghiêm trọng trước những tác động của biến đổi khí hậu toàn cầu.
Các thảm họa liên quan đến khí hậu trong những năm gần đây đã khiến sự chú ý của Chính phủ và công chúng chuyển sang một nhu cầu cấp thiết, đó là phải đưa ra các chính sách tiên phong về biến đổi khí hậu, mặc dù tốc độ ấm lên toàn cầu nằm ngoài khả năng kiểm soát của Việt Nam và phụ thuộc nhiều hơn vào việc cắt giảm khí thải gây hiệu ứng nhà kính trong tương lai của các nước công nghiệp chủ chốt mà đã được nhất trí trong Công ước khung của Liên Hợp Quốc (LHQ) về biến đổi khí hậu.
Chiến lược Biến đổi Khí hậu Quốc gia của Việt Nam được đưa ra trong tháng Ba vừa qua, mô tả Việt Nam là một trong những nước bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi vấn đề biến đổi khí hậu, với "khu vực châu thổ sông Mê Công trở thành một trong 3 châu thổ dễ bị tổn thương nhất trên thế giới cùng với châu thổ sông Nile và sông Hằng".
Chiến lược này cảnh báo rằng, đến cuối thế kỷ 21, nhiệt độ trung bình có thể tăng thêm từ 2 đến 3 độ C, kèm theo những thay đổi lớn về lượng mưa có nguy cơ gây nên tình trạng lũ lụt và hạn hán với sức tàn phá lớn, trong khi mực nước biển dự kiến sẽ dâng lên từ 0,75 đến 1 mét. Khi đó, khoảng 40% của châu thổ sông Mê Công, 11% châu thổ sông Hồng và 3% các khu vực khác sẽ bị ngập nước, và 2% diện tích của thành phố Hồ Chí Minh (trung tâm kinh tế, thương mại của Việt Nam với dân số hơn bảy triệu người trong tổng số 86 triệu dân của cả nước) sẽ bị chìm dưới nước".
Bất kỳ sự sụt giảm nào về sản lượng ở vựa lúa sông Mê Công đều sẽ gây nên những tác động nghiêm trọng đối với an ninh lương thực quốc gia và toàn cầu, do Việt Nam là nước xuất khẩu gạo lớn thứ hai của thế giới.
Báo cáo của Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) với tựa đề "Giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu và di cư ở châu Á và Thái Bình Dương" được đưa ra hồi tháng Ba, dự báo rằng vào năm 2050, khoảng 9,5 triệu người Việt Nam sẽ ở trong tình thế nguy hiểm trước tác động của sự gia tăng mực nước biển.
Sự hỗ trợ dài hạn mạnh mẽ của các nhà tài trợ quốc tế được coi là yếu tố rất quan trọng đối với sự thành công của Chiến lược Biến đổi Khí hậu Quốc gia. Tuy nhiên, Chiến lược cảnh bá "Do Việt Nam đã trở thành một nước có mức thu nhập trung bình, sự hỗ trợ của quốc tế sẽ bị giảm bớt và sự hợp tác sẽ được thực hiện trên cơ sở đôi bên cùng có lợi". Các hình thức tài trợ mới hy vọng sẽ xuất hiện "thông qua các cơ chế chuyển giao công nghệ và tài chính mới từ các nước phát triển".
Nhiệm vụ thứ 9 và thứ 10 của Chiến lược Biến đổi Khí hậu Quốc gia liên quan đến hợp tác quốc tế và các nguồn lực tài chính, được phân bổ thông qua Quỹ Khí hậu Xanh của quốc gia do Bộ Tài nguyên và Môi trường thành lập theo yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ. Một hội nghị đầu tư quốc tế dự kiến sẽ mời các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào các cơ sở hạ tầng liên quan đến thích ứng với biến đổi khí hậu.
Juergen Hesse, Giám đốc Chương trình Tài nguyên tại Văn phòng của GIZ (Cơ quan hợp tác phát triển Đức) ở Việt Nam nói với IPS: "Nhóm các nhà tài trợ hỗ trợ vấn đề biến đổi khí hậu (bao gồm các quốc gia và các tổ chức đa phương), được thiết lập năm 2008 để tương tác với Chính phủ cũng như phối hợp các hành động của chúng tôi, hiện đang được đặt dưới sự chủ trì của Đức và Chương trình Phát triển LHQ (UNDP). GIZ đang hợp tác với nhiều nhà tài trợ khác cũng như Quỹ Động vật Hoang dã Thế giới và Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế trong vấn đề bảo vệ vùng ven biển ở đồng bằng sông Mê Công, trong đó bao gồm phục hồi và mở rộng các tuyến vành đai rừng ngập mặn và nâng cấp đê điều hiện có, đồng thời xác định “những điểm nóng chính vốn đang bị xói mòn”, nơi những hệ thống phòng hộ mới sẽ là cần thiết nhất".
Việc mở rộng sự hợp tác hiện có về biến đổi khí hậu để hỗ trợ Chiến lược Biến đổi Khí hậu Quốc gia nói trên đã được thảo luận trong hai chuyến thăm cấp cao đến Việt Nam hồi tháng trước, đầu tiên là chuyến thăm của Ngoại trưởng Anh William Hague, tiếp đó là của Ủy viên phụ trách Phát triển châu Âu Andris Piebalgs, cũng như trong chuyến thăm hồi tháng Ba của tân Tổng Giám đốc Tổ chức Nông lương Thế giới (FAO) Jose Graziano da Silva.
Chính phủ Việt Nam thừa nhận rằng những hành động về biến đổi khí hậu của mình chỉ có thể thành công như là một phần trong khuôn khổ "nền kinh tế xanh" mở rộng, một sự khởi đầu cơ bản tiếp sau các chính sách phát triển mang tính phá hoại môi trường sau năm 1975. Chiến lược Quốc gia về Tăng trưởng Xanh có liên quan đang được soạn thảo dưới sự chỉ đạo của Thủ tướng hy vọng sẽ được đưa ra kịp tham gia Hội nghị LHQ về Phát triển Bền vững (Hội nghị Rio+20) tổ chức ở Brazil từ ngày 20-22/6.