Trung tâm phòng tránh và giảm nhẹ thiên tai

Trung tâm Chính sáchvà Kỹ thuật phòng chống thiên tai

Giao diện dễ tiếp cận vietnam english
Đăng nhập

Quản lý - Hợp tác - Cùng hành động

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Giới thiệu
    • Cơ cấu tổ chức
    • Chức năng - nhiệm vụ
    • Chiến lược phát triển
  • Tin tức
    • Tin Trong nước - Quốc tế
    • Bản tin Trung tâm
    • Bản tin Trung tâm
  • Trung tâm Thông tin
    • Sự kiện thiên tai
    • Kiến thức cơ bản
    • Cơ sở dữ liệu
      • Chính sách và Kỹ thuật PCTT
      • CSDL Ngân hàng cát ĐBSCL
      • CSDL Dân sinh kinh tế
      • CSDL Viễn thám
      • Thiệt hại và nhu cầu
      • Đề án nâng cao nhận thức CĐ
        • Ma trận dự án
        • Mạng lưới hỗ trợ kỹ thuật
        • Tài liệu Đề án 1002
          • Văn bản pháp quy
          • Tài liệu tham khảo
          • Tài liệu truyền thông
        • Theo dõi & đánh giá
        • Đánh giá RRTT-DVCĐ
          • Bản đồ RRTT-DVCĐ
          • Bản đồ khác
          • Báo cáo đánh giá
        • Kế hoạch phòng chống thiên tai
      • Hệ thống giám sát thiên tai
      • Hệ thống giám sát camera
      • CSDL không gian
    • Thư viện ảnh
    • Dự án Nông thôn mới
      • Cổng thông tin điện tử
      • Sản phẩm dự án Nông thôn mới
    • Công khai ngân sách nhà nước
  • Đối tác
  • Dự án
  • Lịch công tác
  1. Tin tức
  2. Trang tin chi tiết
  • Share this on Facebook
  • Share this on Twitter
  • Share this on GooglePlus

Quảng Nam: Ứng phó với biến đổi khí hậu, phát triển sinh kế

11:5:0, 19/09/2014 Biến đổi khí hậu (BĐKH) đang là mối hiểm họa, ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống, sản xuất của mọi người dân. Tỉnh Quảng Nam đã tranh thủ nguồn lực đầu tư xây dựng hàng chục mô hình không chỉ ứng phó hiệu quả với biến đổi khí hậu (BĐKH) mà còn giúp cho người dân phát triển kinh tế - xã hội bền vững.
 
 “Lợi ích kép” từ hệ thống kè Trà Nhiêu (xã Duy Vinh, huyện Duy Xuyên)

Chủ động thích ứng

Theo báo cáo của Sở Tài nguyên & Môi trường (TN&MT) tỉnh Quảng Nam, từ năm 1997 đến 2013, trên địa bàn tỉnh xuất hiện gần 60 trận lũ lớn nhỏ, làm chết ít nhất 570 người và gần 2.000 người bị thương.
Trước thực tế khốc liệt đó, tỉnh Quảng Nam đã tranh thủ nguồn lực đầu tư từ bên ngoài xây dựng các công trình thích ứng với BĐKH, giảm nhẹ thiên tai. Với sự hỗ trợ kinh phí của Chính phủ Đan Mạch để thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia về ứng phó với BĐKH, 10 mô hình thí điểm tại Quảng Nam đã đem lại kết quả khả quan như: Nhà đa năng phục vụ cộng đồng tránh bão lũ kết hợp với trạm y tế, kè chống sạt lỡ bờ sông, kênh mương thủy lợi kết hợp với hệ thống giao thông... với tổng kinh phí hơn 61 tỷ đồng, dự kiến sẽ có khoảng gần 28.000 người dân được hưởng lợi từ những mô hình này.
Ông Trương Đức Trí - Phó Cục trưởng Cục Khí tượng thủy văn và Biến đổi khí hậu (Bộ TN&MT) cho biết, Quảng Nam và Bến Tre là hai địa phương tại Việt Nam được Chính phủ Đan Mạch lựa chọn tài trợ xây dựng các mô hình thích ứng với BĐKH. Riêng với Quảng Nam, theo kế hoạch giai đoạn từ 2010 - 2015, Đan Mạch sẽ hỗ trợ triển khai xây dựng 20 dự án thích ứng BĐKH tại Quảng Nam với tổng nguồn vốn gần 151 tỷ đồng. Thông qua những kết quả thí điểm bước đầu tại 10 mô hình của Quảng Nam, Bộ TN&MT đánh giá cao những kết quả mà Quảng Nam đã đạt được trong công tác xây dựng các mô hình thí điểm thích ứng với BĐKH, nhất là việc vào cuộc tích cực của người dân và chính quyền địa phương. Đặc biệt, trong 10 mô hình thí điểm thích ứng với BĐKH tại Quảng Nam, Bộ TN&MT và Chính phủ Đan Mạch đánh giá cao mô hình kênh mương thủy lợi kết hợp giao thông nội đồng. Mô hình vừa đảm bảo nước tưới tiêu cho sản xuất vừa tránh lũ, hạn chế sự cô lập các khu vực ngập lụt. Qua đó, năng suất và sản lượng lúa, cây trồng công nghiệp đã được tăng lên, mang lại hiệu quả thiết thực cho người dân ở các huyện miền núi của tỉnh Quảng Nam dù nguồn lực còn hạn chế. Tuy nhiên, Quảng Nam cần xem xét lại mô hình tái định cư vì có những nội dung chưa phù hợp với hiệp định giữa Đan Mạch và Việt Nam là ưu tiên ứng phó BĐKH.

 
Nước biển xâm thực nghiêm trọng tại khu vực biển Cửa Đại (TP.Hội An) 

Huy động sức dân là yếu tố quyết định

Kinh nghiệm tỉnh Quảng Nam cho thấy, người dân đóng vai trò quyết định đến sự thành công của dự án. Ông Võ Như Toàn - Phó Chánh Văn phòng Hợp phần thích ứng với BĐKH Quảng Nam chia sẻ: Bên cạnh đầu tư các công trình ứng phó BĐKH, địa phương đã làm tốt công tác truyền thông, nâng cao nhận thức đối với cộng đồng, qua đó huy động được sự đồng thuận của người dân tham gia hiến đất, cây cối, tài sản… Quy trình lựa chọn, lập kế hoạch, triển khai và giám sát các dự án được thực hiện với sự tham gia tích cực của cộng đồng hưởng lợi. Đồng thời tỉnh cũng thiết lập được cơ chế nguồn kinh phí đối ứng từ địa phương, từ đó người dân và chính quyền có trách nhiệm trong quản lý, bảo dưỡng và vận hành công trình khi dự án kết thúc. “Ngoài bàn bạc, dân chủ thảo luận trong lựa chọn nhà thầu, vật liệu triển khai dự án, người dân còn tích cực tham gia giám sát công trình, giúp cho chất lượng và tiến độ công trình được đảm bảo; đồng thời khơi dậy tinh thần đoàn kết, gắn bó và dân chủ trong cộng đồng” – ông Toàn cho biết.

Để huy động được sự đồng thuận của người dân thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó BĐKH, chính quyền các địa phương cùng các cơ quan liên quan xác định ưu tiên lựa chọn các mô hình cải thiện sinh kế và giảm thiểu rủi ro cho các cộng đồng dễ bị tổn thương, trong 10 mô hình thí điểm của tỉnh, điển hình như mô hình nhà đa năng tránh bão tại xã Điện Tiến (huyện Điện Bàn), xã Bình Đào (huyện Thăng Bình); Kè chống sạt lở xã Duy Vinh ( Duy Xuyên)…

Các công trình Trạm y tế kết hợp với Nhà đa năng tránh bão lũ ở xã Bình Đào (Thăng Bình) và xã Điện Tiến (Điện Bàn) với kinh phí đầu tư gần 14 tỷ đồng đã phát huy tối đa công năng sử dụng, không những là nơi trú ẩn an toàn cho người dân tại các xã vùng ven sông ven biển lúc cần thiết, mà còn có thể sinh hoạt văn hóa cộng đồng hoặc sử dụng như một trạm y tế xã hoặc cụm xã…. Nhiều người dân ở Bình Đào bộc bạch, trước đây đến mùa mưa bão là phập phồng âu lo do sống trong căn nhà bán kiên cố. Việc đào hầm tránh bão rất tốn thời gian, công sức. Từ ngày nhà đa năng phục vụ cộng đồng tránh bão ở địa phương đưa vào sử dụng, người dân đã bớt lo âu. Mô hình kênh mương thủy lợi ở hai địa phường Quế Sơn và Tiên Phước đã đảm bảo chủ động được nguồn nước tưới tiêu cho hơn 600 ha lúa nước của hơn 2.000 hộ gia đình. Mô hình thí điểm kè 400m ở làng Trà Nhiêu (thuộc xã Duy Vinh, huyện Duy Xuyên) đã mang lại “lợi ích kép”. Từ năm 2012 khi dự án hoàn thành, tình trạng sạt lở đất qua khu vực này hầu như không xảy ra, hơn 40ha đất nông nghiệp được bảo vệ, gần 100 tàu đánh bắt xa bờ có thể vào neo đậu an toàn. Tuyến kè cũng giúp loại hình du lịch sinh thái vườn chớm phát triển tại đây. Điều quan trọng, hơn 200 hộ đã được bảo vệ và nâng cao khả năng ứng phó với BĐKH.

Tại xã Cẩm Thanh (TP. Hội An) và xã Tam Nghĩa (huyện Núi Thành), chính quyền địa phương không triển khai xây dựng công trình kiên cố bằng bê tông mà triển khai trồng cây xanh, phục hồi lại rừng dừa nước để thực hiện đa mục tiêu, vừa ứng phó với BĐKH vừa phát triển du lịch sinh thái…
“Với những thành công bước đầu hiện nay, tỉnh Quảng Nam sẽ tổng kết rút kinh nghiệm để nhân rộng, triển khai hiệu quả hơn các dự án, mô hình khác có liên quan” - ông Võ Như Toàn nhấn mạnh.

Nằm trong khuôn khổ hiệp định ký kết giữa chính phủ hai nước Việt Nam và Đan Mạch, trong hai năm 2014 - 2015, chương trình BĐKH sẽ tiếp tục đầu tư 14 công trình thí điểm tại các địa phương với hơn 75 tỷ đồng. Dự án sẽ ưu tiên ở các khu vực dễ bị tổn thương với BĐKH, khu vực đông dân cư nghèo ở đồng bằng và ven biển.

Tin liên quan

  • Liên tiếp xảy ra sạt lở tại Hậu Giang
  • Kon Tum: 01 người bị sét đánh tử vong
  • Yên Bái: Cây cối đổ rạp, nhà cửa tốc mái, một người bị thương do dông lốc
  • Nhiều nhà dân ở miền núi Quảng Nam bị sập, hư hỏng nặng do mưa gió gây ra
  • Kenya dùng tre làm vũ khí chống biến đổi khí hậu và phát triển kinh tế
  • Xuất hiện mưa đá làm hư hỏng nhiều nhà dân ở miền núi Quảng Nam
  • Đắk Nông: Mưa to kèm gió lớn, cổng chào, cây xanh ở thành phố Gia Nghĩa ngã, đổ
  • Hà Nội công bố tình huống khẩn sạt lở bờ sông Đuống tại quận Long Biên
  • Điện Biên đầu tư 33 tỉ đồng khắc phục sạt lở do thiên tai
  • Xuất cấp vật tư, thiết bị dự trữ quốc gia để phục vụ phòng, chống thiên tai

 

  • Hệ thống giám sát thiên tai Việt Nam (VNDMS)

  • CSDL Quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng (Đề án 553)

  • CSDL Dân sinh kinh tế

  • CSDL Bản đồ sạt lở bờ sông, xói lở bờ biển

  • CSDL Không gian

  • CSDL Thư viện Chính sách và Kỹ thuật PCTT

  • CSDL Thiệt hại

  • CSDL Viễn thám

  • CSDL Khoa học công nghệ

  • Phần mềm hướng dẫn phổ biến kiến thức trực tuyến về PCTT

  • Trang Chuyển đổi số trong lĩnh vực Quản lý đê điều và Phòng, chống thiên tai

  • Phần mềm quản lý và giám sát camera

  • Phần mềm hỗ trợ xây dựng phương án ứng phó thiên tai

Thông tin thời tiết

Bản quyền © 2015 - Trung tâm Chính sách và Kỹ thuật phòng chống thiên tai

Địa chỉ: Số 54 ngõ 102 Trường Chinh – Đống Đa – Hà Nội.

Điện thoại: +84-436291511 - Fax: +84-437336647

Email: trungtamcsktpctt@gmail.com - Website: www.dmptc.gov.vn

Số người online: 300

Tổng số lượt truy cập: 19911474