Khu vực thôn Thành Phát, xã Phước Đồng với hàng trăm căn nhà xây trái phép.
Đề xuất phương án di dời
Tại cuộc họp, lãnh đạo UBND TP. Nha Trang cho biết, trong cơn bão số 8 và số 9 cuối năm 2018, trên địa bàn TP. Nha Trang đã xảy ra tình trạng sạt lở nghiêm trọng, đặc biệt là khu vực thôn Thành Phát, thôn Thành Đạt (xã Phước Đồng) và tổ 2 Trường Sơn, tổ 3 Trường Hải (phường Vĩnh Trường). Hậu quả làm nhiều người chết, bị thương, hàng nghìn m3 đất đá bị sạt lở, gây ách tắc giao thông. Cơ quan chức năng cho rằng, nguyên nhân sạt lở là do khu dân cư nằm trên sườn núi, quy hoạch là đất rừng, không phù hợp quy hoạch xây dựng nhà ở. Các hộ tự lấn chiếm, san lấp, xây dựng nhà ở trái phép qua nhiều thời kỳ, làm thay đổi địa hình, thay đổi dòng chảy tự nhiên. Bên cạnh đó, một số dự án đầu tư các khu đô thị, khu nhà ở biệt thự sinh thái đang triển khai ven sườn đồi nhưng chưa đầu tư hệ thống mương thoát lũ, gây mất an toàn cho khu dân cư.
Cảnh tan hoang ở xóm Núi (thôn Thành Phát) sau khi mưa lớn gây sạt lở vào cuối năm 2018.
Trước thực trạng trên, UBND TP. Nha Trang đã nghiên cứu, đề xuất phương án di dời các hộ ở khu vực này. Theo lãnh đạo UBND TP. Nha Trang, các hộ ở các khu vực này chủ yếu mua bán nhà đất bằng giấy viết tay, thậm chí nhiều hộ không có thông tin về nguồn gốc đất; nhà ở đa số xây dựng từ năm 2014 trở về trước. Qua điều tra xã hội học, đa số các hộ đồng ý di dời, cấp đất tái định cư. Việc di dời nhằm đảm bảo an toàn sinh mạng, ổn định đời sống cho người dân, hoàn thiện quy hoạch xây dựng và phát triển đô thị, phục hồi cảnh quan rừng tự nhiên, hạn chế sạt lở đất.
Xây dựng chung cư tại thôn Phước Hạ
Trước thực trạng trên, UBND TP. Nha Trang đã nghiên cứu, đề xuất phương án di dời các hộ ở khu vực này. Theo lãnh đạo UBND TP. Nha Trang, các hộ ở các khu vực này chủ yếu mua bán nhà đất bằng giấy viết tay, thậm chí nhiều hộ không có thông tin về nguồn gốc đất; nhà ở đa số xây dựng từ năm 2014 trở về trước. Qua điều tra xã hội học, đa số các hộ đồng ý di dời, cấp đất tái định cư. Việc di dời nhằm đảm bảo an toàn sinh mạng, ổn định đời sống cho người dân, hoàn thiện quy hoạch xây dựng và phát triển đô thị, phục hồi cảnh quan rừng tự nhiên, hạn chế sạt lở đất.
Sau khi di dời các hộ khỏi vùng sạt lở, UBND TP. Nha Trang sẽ trồng phục hồi rừng tự nhiên có quy mô 9,4ha thực hiện tại Khu dân cư Hòn Rớ 1 (xã Phước Đồng), với kinh phí hơn 24,8 tỷ đồng; thời gian thực hiện dự án này từ năm 2021 đến 2023. Kinh phí được lấy từ nguồn vốn hỗ trợ từ chương trình đầu tư công về bố trí, sắp xếp dân cư nhằm phòng tránh và giảm nhẹ thiên tai. Đối với việc bồi thường, hỗ trợ và giải phóng mặt bằng, dự kiến tổng kinh phí cho cả 3 khu vực khoảng 119,9 tỷ đồng.
Sau khi nghe báo cáo, ông Nguyễn Tấn Tuân cho rằng, quy mô dự án chung cư xã hội như đề xuất còn nhỏ. Vì vậy, giao UBND TP. Nha Trang hoàn thiện lại phương án theo hướng mở rộng quy mô đầu tư xây dựng chung cư lên 1.000 căn hộ, bảo đảm đủ tái định cư cho 811 hộ, dự phòng tái định cư cho các trường hợp khác. UBND tỉnh cũng thống nhất điều chỉnh quy hoạch Khu tái định cư Phước Hạ từ đất phân lô thành đất xây dựng chung cư để thực hiện dự án