Trung tâm phòng tránh và giảm nhẹ thiên tai

Trung tâm Chính sáchvà Kỹ thuật phòng chống thiên tai

Giao diện dễ tiếp cận vietnam english
Đăng nhập

Quản lý - Hợp tác - Cùng hành động

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Giới thiệu
    • Cơ cấu tổ chức
    • Chức năng - nhiệm vụ
    • Chiến lược phát triển
  • Tin tức
    • Tin Trong nước - Quốc tế
    • Bản tin Trung tâm
    • Bản tin Trung tâm
  • Trung tâm Thông tin
    • Sự kiện thiên tai
    • Kiến thức cơ bản
    • Cơ sở dữ liệu
      • Chính sách và Kỹ thuật PCTT
      • CSDL Ngân hàng cát ĐBSCL
      • CSDL Dân sinh kinh tế
      • CSDL Viễn thám
      • Thiệt hại và nhu cầu
      • Đề án nâng cao nhận thức CĐ
        • Ma trận dự án
        • Mạng lưới hỗ trợ kỹ thuật
        • Tài liệu Đề án 1002
          • Văn bản pháp quy
          • Tài liệu tham khảo
          • Tài liệu truyền thông
        • Theo dõi & đánh giá
        • Đánh giá RRTT-DVCĐ
          • Bản đồ RRTT-DVCĐ
          • Bản đồ khác
          • Báo cáo đánh giá
        • Kế hoạch phòng chống thiên tai
      • Hệ thống giám sát thiên tai
      • Hệ thống giám sát camera
      • CSDL không gian
    • Thư viện ảnh
    • Dự án Nông thôn mới
      • Cổng thông tin điện tử
      • Sản phẩm dự án Nông thôn mới
    • Công khai ngân sách nhà nước
  • Đối tác
  • Dự án
  • Lịch công tác
  1. Tin tức
  2. Trang tin chi tiết
  • Share this on Facebook
  • Share this on Twitter
  • Share this on GooglePlus

Thích ứng với Biến đổi khí hậu: Giúp người dân từ mô hình sinh kế mới

8:13:0, 17/01/2014 Tìm ra những mô hình sinh kế cho người dân thích ứng với BĐKH là một vấn đề quan trọng và cấp thiết, đặc biệt với người nghèo.

Đưa dự án BĐKH đến với người dân

Ba tỉnh giáp biển khu vực đồng bằng sông Hồng, Nam Định, Thái Bình và Hải Phòng được đánh giá là khu vực chịu ảnh hưởng nặng nề của BĐKH. Đây là những tỉnh ven biển thường xuyên lâm vào tình trạng ngập lụt, mất đất canh tác, xâm nhập mặn, hạn hán… đã ảnh hưởng lớn đến sự sinh trưởng, năng suất, thời vụ gieo trồng… Thời tiết cực đoan cũng làm thay đổi môi trường sống của các loài thuỷ sản, thu hẹp ngư trường và sản lượng đánh bắt và nuôi trồng.

Đánh giá mức độ ảnh hưởng của BĐKH, Quỹ phát triển Úc phối hợp cùng Trung tâm Bảo tồn Sinh vật biển và Phát triển Cộng đồng (MCD) tổ chức thực hiện Dự án "Xây dựng quan hệ đối tác nhằm tăng cường khả năng thích ứng với Biến Đổi Khí Hậu của các Cộng đồng ven biển Việt Nam"- Dự án PRC thực hiện ở ba tỉnh này nhằm mục tiêu tăng cường khả năng phục hồi của người dân vùng ven biển bị tổn thương nhiều nhất trước tác động của biến đổi khí hậu.

Sau đánh giá tính dễ bị tổn thương có sự tham gia (PCVA), lựa chọn sinh kế thích ứng với BĐKH và thành lập các nhóm nghề sinh kế tại 5 xã của tỉnh Nam Định, 3 xã của tỉnh Thái Bình và 3 xã của Hải Phòng. Đến nay, đã có 977 hộ nông dân nghèo được dự án hỗ trợ triển khai các mô hình sinh kế thích ứng BĐKH như: trồng lúa, nuôi lợn nái Móng Cái, nuôi cá, nuôi gà Sao, đệm lót sinh học, nuôi cua trong rừng ngập mặn, trồng nấm thương phẩm. Đây là các mô hình được xem phù hợp với người dân ven biển. Với ưu điểm nguồn vốn ít, kỹ thuật nuôi trồng không quá khó khăn, người dân có thể tự thực hiện qua sự hỗ trợ về kỹ thuật của dự án thông qua các lớp tập huấn và kinh nghiệm vốn có của người dân.

Hiệu quả từ mô hình sinh kế mới

Mặc dù, dự án mới được thực hiện trong giai đoạn 1, nhưng kết quả bước đầu đã có những kết quả đáng mừng. Đến nay, đã có 390 hộ ở Thái Bình, Nam Định áp dụng giống lúa RVT cho vụ mùa 2013. Năng suất khá, trung bình đạt 1,4-1,5 tạ/sào, hộ cao nhất đạt 1,8 tạ/sào, thấp nhất: 1,1 tạ/sào đây là giống lúa có tính thích ứng rộng, chịu mặn tốt, cứng thân, có thể chống chịu tốt với các biến động về thời tiết, khí hậu gây ra mưa lớn ngập úng... Có 220 hộ ở Nam Định và Hải Phòng được hỗ trợ nuôi giống lợn Nái Móng Cái, đây là giống lợn dễ nuôi, đẻ sai, chịu được kham khổ, chống đỡ bệnh tật tốt, chịu được rét đậm hoặc nắng nóng. 34 hộ ở Thái Bình đã trồng nấm thành công, đã thu hoạch nhiều đợt, bước đầu sản xuất bán tại chỗ phục vụ cho nhu cầu cuộc sống của người dân.

Hầu hết người dân rất phấn khởi khi dự án được triển khai, Chị Nguyễn Thị Thắm, xã Phù Long huyện Cát Hải, tỉnh Hải Phòng chia sẻ: “Từ ngày được dự án hỗ trợ nuôi giống gà Sao, gia đình tôi vui lắm, cả nhà có 1 con lợn Nái và đàn gà, tôi đã thực hiện đúng kỹ thuật mà dự án hướng dẫn, đến nay gà đã được gần 2 tháng, mỗi con nặng khoảng gần 1,5kg, số gà giống 60 con không bị chết một con nào. Tết sắp đến rồi, tôi sẽ có một đàn gà để bán”.

Cùng chung niềm phấn khởi như chị Thắm, chị Nguyễn Thị Mái, xã Giao Lạc, huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định cho hay: Nhà tôi được dự án hỗ trợ 1 con lợn Nái Móng Cái, đến nay đã được 3 tháng, trung bình mỗi tháng lợn tăng 20-25kg. Tôi còn nhớ, lúc mới nhận lợn về, nó rất sợ hãi và biếng ăn, nhờ việc áp dụng đúng kỹ thuật chăn nuôi mà dự án đã hỗ trợ lợn rất khỏe và lớn nhanh.

Ông Trần Văn Cảnh, Phó chủ tịch Ủy ban nhân dân xã Giao Hải, huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định cho biết: Sự nhiệt tình và cần cù của người dân cùng những hỗ trợ của dự án nên bước đầu đã có kết quả đáng mừng, cây trồng, vật nuôi đều phát triển tốt. Và điều quan trọng hơn, dự án đã giúp người dân nhận thức được rằng, đây không phải là chương trình xóa đói giảm nghèo mà là tăng cường năng lực cho người dân thích ứng với BĐKH. Qua đây, người dân sẽ hiểu và có cách thích nghi với điều kiện khí hậu ngày càng diễn biến khó lường.

Để những bước tiếp theo của dự án đạt được kết quả tốt, GS. TS Khoa học Trương Quang Học, Đại học Quốc Gia Hà Nội cho rằng: Những kết quả ban đầu của dự án có tính khả thi cao, là tiền đề cho các giai đoạn sau của dự án thực hiện tốt hơn. Hiện tại, các địa phương đang triển khai nhiều mô hình thích ứng, các giai đoạn sau của dự án nên có sự kết hợp hiệu quả giữa các mô hình này, để tận dụng được nguồn nguyên liệu và tận dụng triệt để nguồn nguyên liệu của chúng. Có như vậy, hiệu quả của dự án sẽ được nâng cao, người dân sẽ có nhiều kinh nghiệm hơn trong việc ứng phó với BĐKH.

Tin liên quan

  • Phát hiện sửng sốt ở đới phát sinh động đất, sóng thần Nhật Bản
  • Sóng nhiệt “tấn công” châu Âu - nhiều nước cảnh báo nắng nóng và cháy rừng
  • Hậu Giang tăng cường ứng phó với nguy cơ mưa lớn, sạt lở đất
  • Hải Dương không để gián đoạn phòng chống thiên tai khi sắp xếp
  • Trung Quốc nâng mức cảnh báo mưa lớn, kích hoạt ứng phó khẩn cấp tại 9 tỉnh
  • Thủ tướng chỉ đạo tăng cường phòng, chống thiên tai trước mùa mưa bão năm 2025
  • Chưa đầy 6 tháng, tại Hậu Giang đã xảy ra 30 điểm sụp đất, sạt lở bờ sông
  • Quảng Trị công bố tình huống khẩn cấp thiên tai để khắc phục hậu quả bão lũ
  • Quảng Trị: Khẩn trương khắc phục hậu quả bão số 1
  • Quảng Bình: Tìm thấy 2 thi thể mất tích do mưa lũ

 

  • Hệ thống giám sát thiên tai Việt Nam (VNDMS)

  • CSDL Quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng (Đề án 553)

  • CSDL Dân sinh kinh tế

  • CSDL Bản đồ sạt lở bờ sông, xói lở bờ biển

  • CSDL Không gian

  • CSDL Thư viện Chính sách và Kỹ thuật PCTT

  • CSDL Thiệt hại

  • CSDL Viễn thám

  • CSDL Khoa học công nghệ

  • Phần mềm hướng dẫn phổ biến kiến thức trực tuyến về PCTT

  • Trang Chuyển đổi số trong lĩnh vực Quản lý đê điều và Phòng, chống thiên tai

  • Phần mềm quản lý và giám sát camera

  • Phần mềm hỗ trợ xây dựng phương án ứng phó thiên tai

Thông tin thời tiết

Bản quyền © 2015 - Trung tâm Chính sách và Kỹ thuật phòng chống thiên tai

Địa chỉ: Số 54 ngõ 102 Trường Chinh – Đống Đa – Hà Nội.

Điện thoại: +84-436291511 - Fax: +84-437336647

Email: trungtamcsktpctt@gmail.com - Website: www.dmptc.gov.vn

Số người online: 192

Tổng số lượt truy cập: 20431012