1. Nội dung đánh giá và kết quả đạt được:
Nội dung khóa tập huấn tập trung vào kiến thức cơ bản về phòng tránh và giảm nhẹ thiên tai; biến đổi khí hậu và quản lý thiên tai dựa vào cộng đồng; kỹ năng và phương pháp xây dựng nội dung và kế hoạch bài giảng - Tổ chức thao giảng. Trong quá trình đào tạo, các học viên đã chia sẻ thông tin về tình hình thiên tai, các biện pháp và kinh nghiệm phòng chống lũ, bão tại địa phương mình. Ngoài các bài giảng về lý thuyết, thông qua hoạt động “Thí Giảng, Thao Giảng”, Trung tâm và các giảng viên dành nhiều thời gian để các học viên thực hành giảng dạy để tạo sự tự tin và kinh nghiệm ban đầu.
Theo đánh giá của các giảng viên thông qua kết quả kiểm tra chuyên môn và kỹ năng xây dựng bài giảng, các học viên đã hiểu và nắm được các kiến thức cơ bản và tương đối tự tin khi đứng giảng. Các học viên cũng đã nhiệt tình, tích cực tham gia các hoạt động của lớp học và đóng góp ý kiến vào nội dung bài giảng.
2. Một số đánh giá của 05 lớp học như sau:
a) Số lượng các học viên tham gia khóa tập huấn:
- Học viên tham gia khóa tập huấn được cử tại Quyết định của UBND cấp tỉnh và các công văn của Văn phòng BCH tỉnh. Số học viên hoàn thành khóa tập huấn: 104 học viên
- Tự đánh giá về khả năng đứng giảng của các học viên sau khóa học:
Rất tự tin: 39,2% Ít tự tin: 5% Tự tin: 57,8% Không tự tin: 0%
b) Đánh giá về của nội dung tài liệu tập huấn:
- Tài liệu tập huấn đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Tổng cục Thủy lợi) phê duyệt đã được các giảng viên và học viên cơ bản đánh giá cao về hàm lượng khoa học và tính thời sự về quản lý thiên tai, biến đổi khí hậu. Tuy nhiên một số nội dung của tài liệu cần điều chỉnh, rút gọn và rõ ràng hơn.
- Các học viên đánh giá sự phù hợp về nội dung của tài liệu như sau:
Hoàn toàn đồng ý: 26%; Chưa hoàn toàn đồng ý: 9% Đồng ý: 65% Không đồng ý: 0%
c) Đánh giá về công tác tổ chức lớp học:
Rất tốt: 30%; Tốt: 62% Khá: 06% Trung bình: 2%
d) Tự đánh giá của Học viên:
Đạt được rất nhiều: 27,8% Đạt được nhiều: 70,8% Đạt được một ít: 1,4%
Phần lớn các học viên hiện đang công tác tại các tổ chức xã hội của tỉnh (Hội chữ thập đỏ, Hội Nông dân, Hội liên hiệp Phụ nữ tỉnh, Đoàn Thanh niên CS Hồ Chí Minh tỉnh) đã tham gia các công tác xã hội, đoàn thể nên đã có những kinh nghiệm nhất định trong công tác phòng chống lụt bão; đã có những kiến thức nhất định về quản lý thiên tai dựa vào cộng đồng thông qua một số dự án trong nước và quốc tế.
Ảnh lớp học tại Thanh Hóa | Ảnh lớp học tại Quảng Bình |
Ảnh lớp học tại Thừa Thiên Huế | Ảnh lớp học tại Đà Nẵng |
Ảnh lớp học tại Ninh Thuận | Ảnh trao chứng chỉ cho học viên |
3. Đánh giá, kiến nghị và đề xuất:
3.1. Đánh giá:
Trên cơ sở ý kiến đánh giá và góp ý của học viên và giảng viên trong quá trình và cuối khóa đào tạo, một số đánh giá chính được tổng hợp như sau:
a) Về Ban tổ chức:
Công tác tổ chức tốt, chu đáo, phương tiện điều kiện phục vụ lớp học đảm bảo tốt, tài liệu đầy đủ, dễ hiểu. Lớp được quản lý chặt chẽ, điểm danh hàng ngày, phân công nhóm trực nhật, khởi động hàng ngày, từng buổi học
b) Về đội ngũ giảng viên:
Đội ngũ giảng viên là các cán bộ của mạng lưới Hội chữ thập đỏ Việt Nam. Vì vậy, đội ngũ giảng viên có điểm mạnh là có kiến thức tốt về quản lý rủi ro thiên tai, quản lý thiên tai dựa vào cộng đồng và kỹ năng, phương pháp giảng bài tích cực (phương pháp tích cực chủ động có sự tham gia của các học viên).
c) Về học viên
Tham gia nhiệt tình, sôi nổi, tích cực và trách nhiệm trong mọi hoạt động từ học tập, thảo luận và thí giảng thực hành. Trong học tập kết hợp với khởi động giữa giờ, trò chơi tập thể tạo không khí thoải mái và gắn kết tốt giữa giảng viên và học viên, giữa học viên với học viên.
3.2. Đề xuất và kiến nghị:
Trên cơ sở ý kiến đóng góp của học viên, giảng viên và thời gian còn lại trong năm 2012, một số nội dung cần triển khai như sau:
a) Ban tổ chức và các giảng viên nên xây dựng chương trình tập huấn dành nhiều thời gian để học viên thực hành thao giảng để tự tin hơn khi đứng lớp.
b) Bố trí thời gian sinh hoạt ngoại khóa để tạo không khí vui vẻ và mọi người xích lại gần nhau hơn.
c) Trong kế hoạch tập huấn có thể xem xét bố trí thời gian để học viên có thể thực hành tại một xã, cộng đồng để có thể trải nghiệm thực tế.
d) Nên hỗ trợ cho học viên ở tỉnh có tổ chức lớp học được ở lại nơi học để học viên có điều kiện tham dự lớp học đúng thời gian và trao đổi bài học với các học viên khác trong thời gian ngoài lớp học, hoặc tổ chức tại một địa phương khác để học viên ai cũng được hỗ trợ như nhau.
đ) Hỗ trợ các tỉnh xây dựng hoặc biên soạn tài liệu cho cấp huyện, xã, cộng đồng.
e) Trung tâm Phòng tránh và Giảm nhẹ thiên tai phối hợp với các tổ chức trong nước và quốc tế xây dựng kế hoạch cụ thể để sau khóa tập huấn này, đội ngũ tập huấn viên sẽ tiếp tục tập huấn chuyên sâu để có thể đủ khả năng chuyên môn và kỹ năng làm việc độc lập trong công tác được giao.