Trung tâm phòng tránh và giảm nhẹ thiên tai

Trung tâm Chính sáchvà Kỹ thuật phòng chống thiên tai

Giao diện dễ tiếp cận vietnam english
Đăng nhập

Quản lý - Hợp tác - Cùng hành động

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Giới thiệu
    • Cơ cấu tổ chức
    • Chức năng - nhiệm vụ
    • Chiến lược phát triển
  • Tin tức
    • Tin Trong nước - Quốc tế
    • Bản tin Trung tâm
    • Bản tin Trung tâm
  • Trung tâm Thông tin
    • Sự kiện thiên tai
    • Kiến thức cơ bản
    • Cơ sở dữ liệu
      • Chính sách và Kỹ thuật PCTT
      • CSDL Ngân hàng cát ĐBSCL
      • CSDL Dân sinh kinh tế
      • CSDL Viễn thám
      • Thiệt hại và nhu cầu
      • Đề án nâng cao nhận thức CĐ
        • Ma trận dự án
        • Mạng lưới hỗ trợ kỹ thuật
        • Tài liệu Đề án 1002
          • Văn bản pháp quy
          • Tài liệu tham khảo
          • Tài liệu truyền thông
        • Theo dõi & đánh giá
        • Đánh giá RRTT-DVCĐ
          • Bản đồ RRTT-DVCĐ
          • Bản đồ khác
          • Báo cáo đánh giá
        • Kế hoạch phòng chống thiên tai
      • Hệ thống giám sát thiên tai
      • Hệ thống giám sát camera
      • CSDL không gian
    • Thư viện ảnh
    • Dự án Nông thôn mới
      • Cổng thông tin điện tử
      • Sản phẩm dự án Nông thôn mới
    • Công khai ngân sách nhà nước
  • Đối tác
  • Dự án
  • Lịch công tác
  1. Tin tức
  2. Trang tin chi tiết
  • Share this on Facebook
  • Share this on Twitter
  • Share this on GooglePlus

TP.HCM: Phục hồi hệ sinh thái

9:4:18, 13/01/2016 Đồng bộ các giải pháp bảo vệ đa dạng sinh học là giải pháp các nhà khoa học đưa ra để bảo vệ, phục hồi hệ sinh thái đa dạng gồm 1.515 loài thực vật và gần 600 loài động vật… của TP.HCM.
 

* Đa dạng sinh học giảm
Một nghiên cứu của Viện Kỹ thuật biển Việt Nam cho thấy, tại các quận, huyện 2, 7, 9, Nhà Bè, Cần Giờ (TP.HCM), mưa nhiều cùng với cường độ khai thác cát trên hệ thống sông Sài Gòn - Đồng Nai đã làm gia tăng hiện tượng xói lở bờ, kết quả các mảng thực vật tự nhiên ven hành lang sông sẽ bị thu hẹp diện tích hoặc bị biến mất. Thay vào đó, các bờ kè nhân tạo, khu dân cư đô thị hình thành không thích hợp cho các loại động vật hoang dã bản địa tồn tại.
Ngoài ra, những thay đổi về nhiệt độ, lượng mưa, nước biển dâng cũng đang tác động nghiêm trọng đến đa dạng sinh học trên địa bàn thành phố, nhiệt độ tăng cao làm cho các vùng đất ẩm ướt nhanh chóng cạn nước trước khi mùa mưa đến, gây hiện tượng phân cắt dòng di cư… Bên cạnh đó, việc di dời các khu dân cư, các công trình sẽ cần thêm đất đai, thay đổi sử dụng đất. Các khu đất ngập nước tự nhiên ở huyện Cần Giờ, Nhà Bè, quận 7, 9, 2 sẽ được trưng dụng. Điều này sẽ thu hẹp các quần cư của các loài động thực vật.
Cùng với những yếu tố trên, theo Sở TN&MT TP.HCM, ô nhiễm môi trường cũng đã và đang tác động nhiều đến đa dạng sinh học. Là nơi tập trung hàng trăm nhà máy, cơ sở sản xuất lớn nhỏ cùng một số lượng lớn phương tiện giao thông nên TP.HCM có lượng khí thải dày đặc và độc hại, ảnh hưởng trực tiếp đến đa dạng sinh học đa dạng sinh học, nhất là đối với sinh vật sống trong đất.
Mặt khác, dòng chảy của hệ thống kênh rạch lại bị thu hẹp do hàng ngàn hộ dân lấn chiếm và xả rác nên môi trường nước càng ô nhiễm nặng nề, trở thành môi trường chết. Ngoài ra, tình trạng môi trường đất – nơi sinh sống của rất nhiều loài sinh vật cũng đang ngày càng ô nhiễm, ảnh hưởng tiêu cực đến  hệ sinh thái.
* Đồng bộ và quyết tâm
Cho rằng đa dạng sinh học TP.HCM suy thoái một phần do tác động của con người đối với các khu rừng nguyên sinh, các vùng đất ngập nước, PGS-TS Lương Văn Thanh, quyền Viện trưởng Viện Kỹ thuật biển Việt Nam nhấn mạnh, việc thành lập hệ thống các khu bảo tồn là bước đi rất quan trọng để bảo tồn các loài, quần xã sinh vật và hệ sinh thái.
Thành phố phải xây dựng được một hệ thống khu bảo tồn góp phần tăng cường đa dạng sinh học, trên cơ sở phát triển mảng xanh đô thị gắn kết đa dạng sinh học. Song song đó, phải hoàn thiện việc nghiên cứu một hệ thống quản lý nguồn gene.
Còn ông Nguyễn Văn Phước, Phó Giám đốc Sở TN&MT TP.HCM cũng cho biết, để hạn chế tình trạng ô nhiễm môi trường, bảo vệ đa dạng sinh học trên địa bàn, TP.HCM cần đẩy mạnh việc giảm thiểu và tránh tối đa các tác động của hoạt động phát triển đô thị hóa; phục hồi các khu vực tự nhiên bị tổn hại.
Trong công tác bảo vệ môi trường nói chung và đa dạng sinh học nói riêng, thành phố cần chú trọng nâng cao ý thức người dân nạo vét kênh rạch và xây bờ kè làm giảm ô nhiễm môi trường; xây dựng hệ thống xử lý chất thải ở các nhà máy để làm giảm ô nhiễm ở kênh rạch và sông hồ.




(Nguồn: Bộ Tài nguyên và Môi trường)

Tin liên quan

  • Phát hiện sửng sốt ở đới phát sinh động đất, sóng thần Nhật Bản
  • Sóng nhiệt “tấn công” châu Âu - nhiều nước cảnh báo nắng nóng và cháy rừng
  • Hậu Giang tăng cường ứng phó với nguy cơ mưa lớn, sạt lở đất
  • Hải Dương không để gián đoạn phòng chống thiên tai khi sắp xếp
  • Trung Quốc nâng mức cảnh báo mưa lớn, kích hoạt ứng phó khẩn cấp tại 9 tỉnh
  • Thủ tướng chỉ đạo tăng cường phòng, chống thiên tai trước mùa mưa bão năm 2025
  • Chưa đầy 6 tháng, tại Hậu Giang đã xảy ra 30 điểm sụp đất, sạt lở bờ sông
  • Quảng Trị công bố tình huống khẩn cấp thiên tai để khắc phục hậu quả bão lũ
  • Quảng Trị: Khẩn trương khắc phục hậu quả bão số 1
  • Quảng Bình: Tìm thấy 2 thi thể mất tích do mưa lũ

 

  • Hệ thống giám sát thiên tai Việt Nam (VNDMS)

  • CSDL Quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng (Đề án 553)

  • CSDL Dân sinh kinh tế

  • CSDL Bản đồ sạt lở bờ sông, xói lở bờ biển

  • CSDL Không gian

  • CSDL Thư viện Chính sách và Kỹ thuật PCTT

  • CSDL Thiệt hại

  • CSDL Viễn thám

  • CSDL Khoa học công nghệ

  • Phần mềm hướng dẫn phổ biến kiến thức trực tuyến về PCTT

  • Trang Chuyển đổi số trong lĩnh vực Quản lý đê điều và Phòng, chống thiên tai

  • Phần mềm quản lý và giám sát camera

  • Phần mềm hỗ trợ xây dựng phương án ứng phó thiên tai

Thông tin thời tiết

Bản quyền © 2015 - Trung tâm Chính sách và Kỹ thuật phòng chống thiên tai

Địa chỉ: Số 54 ngõ 102 Trường Chinh – Đống Đa – Hà Nội.

Điện thoại: +84-436291511 - Fax: +84-437336647

Email: trungtamcsktpctt@gmail.com - Website: www.dmptc.gov.vn

Số người online: 347

Tổng số lượt truy cập: 20479311