Trung tâm phòng tránh và giảm nhẹ thiên tai

Trung tâm Chính sáchvà Kỹ thuật phòng chống thiên tai

Giao diện dễ tiếp cận vietnam english
Đăng nhập

Quản lý - Hợp tác - Cùng hành động

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Giới thiệu
    • Cơ cấu tổ chức
    • Chức năng - nhiệm vụ
    • Chiến lược phát triển
  • Tin tức
    • Tin Trong nước - Quốc tế
    • Bản tin Trung tâm
    • Bản tin Trung tâm
  • Trung tâm Thông tin
    • Sự kiện thiên tai
    • Kiến thức cơ bản
    • Cơ sở dữ liệu
      • Chính sách và Kỹ thuật PCTT
      • CSDL Ngân hàng cát ĐBSCL
      • CSDL Dân sinh kinh tế
      • CSDL Viễn thám
      • Thiệt hại và nhu cầu
      • Đề án nâng cao nhận thức CĐ
        • Ma trận dự án
        • Mạng lưới hỗ trợ kỹ thuật
        • Tài liệu Đề án 1002
          • Văn bản pháp quy
          • Tài liệu tham khảo
          • Tài liệu truyền thông
        • Theo dõi & đánh giá
        • Đánh giá RRTT-DVCĐ
          • Bản đồ RRTT-DVCĐ
          • Bản đồ khác
          • Báo cáo đánh giá
        • Kế hoạch phòng chống thiên tai
      • Hệ thống giám sát thiên tai
      • Hệ thống giám sát camera
      • CSDL không gian
    • Thư viện ảnh
    • Dự án Nông thôn mới
      • Cổng thông tin điện tử
      • Sản phẩm dự án Nông thôn mới
    • Công khai ngân sách nhà nước
  • Đối tác
  • Dự án
  • Lịch công tác
  1. Tin tức
  2. Trang tin chi tiết
  • Share this on Facebook
  • Share this on Twitter
  • Share this on GooglePlus

Trung Âu khốn đốn vì trận lụt tồi tệ nhất thập kỷ qua

10:23:0, 10/06/2013 Các nước Trung Âu đang phải đối mặt với trận lụt tồi tệ nhất trong hơn một thập kỷ qua, đã làm ít nhất 12 người thiệt mạng và gây thiệt hại nặng về kinh tế.
 

Lưu vực dọc sông Elbe kéo dài từ Cộng hòa Séc đến Đức đã biến thành biển nước đục ngầu.

Tại những ngôi làng bị chia cắt, chỉ tiếp cận được bằng thuyền và máy bay trực thăng, các ngôi nhà bị ngập đến tận mái.

Tình trạng này cũng xảy ra đối với các khu vực dọc sông Danube - nước đã tràn bờ ở miền Nam Đức, Cộng hòa Áo và đang đe dọa sẽ gây thảm họa tại Hungary, nơi được dự đoán là mực nước sẽ đạt đỉnh trong những ngày sắp tới.

Tại Đức, lũ lụt gây thiệt hại kinh tế ước tính khoảng 173 triệu euro. Trong vòng chưa đầy một tuần, Thủ tướng Đức đã hai lần đến thăm khu vực bị ảnh hưởng do lũ lụt.

Tại khu vực Đông Bắc Đức, hàng nghìn tình nguyện viên - đa số được huy động qua các phương tiện truyền thông - cùng với 85.000 lính cứu hỏa, nhân viên cứu trợ và binh lính đã chất hàng triệu bao tải cát để bảo vệ hệ thống đê kè, ngăn chặn dòng nước lũ đang dâng cao, từ 2 lên 8m.

Ngày 6/6 tại Dresden, mực nước lũ đạt 8,75m, nhấn chìm hàng nghìn ngôi nhà ở vùng ngoại ô.

Trong khi đó, chính quyền thành phố Bitterfeld thuộc bang Saxony-anhalt đang lo ngại về khả năng vỡ hai hồ lớn gần nhau sẽ tạo ra một "cơn sóng thần nhỏ" đối với thành phố này.

Tại Cộng hòa Séc, trong năm ngày, lũ lụt đã làm 8 người chết, khoảng 20.000 người phải sơ tán. Các nhân viên cứu trợ phải dùng thuyền cao su để hỗ trợ các gia đình bị cô lập và đang thiếu nước uống, điện và khí đốt.

Trong khi đó, bên cạnh việc phải đối phó với lũ lụt, nạn trộm cướp cũng bắt đầu hoành hành tại trung tâm công nghiệp Usti nad Labem.

Tại Slovakia, chính quyền thành phố Bratislava đã phải tuyên bố tình trạng khẩn cấp vào ngày 4/6. Trong khi đó, thị trấn Devin, thuộc thành phố thủ đô Bratislava đã phải ra lệnh sơ tán dân chúng do mực nước lên cao vào chiều 6/6, tới hơn 1m.

Thủ tướng Slovakia, Robert Fico, tuyên bố thị trấn Devin có thể phải đối mặt với trận lụt lịch sử trong hàng trăm năm. Thị trưởng thị trấn này, Lubica Kolkova, cho biết hàng rào ngăn lũ được dựng lên có thể chịu được mực nước cao 1,1m.

Trong khi đó, mực nước sông Danube tại trung tâm của thị trấn này đã đạt mức 1,026m vào tối 5/6. Một số tuyến đường đã phải ngưng hoạt động do ngập nước và quân đội phải dùng xe tải để đảm bảo giao thông tại khu vực này.

Tại Áo, hai người đã thiệt mạng do lũ lụt. Còn ở thị trấn Korneuburg, phía Bắc thành phố Vienna, mực nước sông Danube lên cao ở mức kỷ lục 8,06m. Trong khi gần Nussdopf, 120 khách du lịch bị kẹt trên tàu ở giữa sông Danube.

Tại Hungary, chính quyền đã thành lập "nhóm đối phó với thảm họa" với 10.000 tình nguyện viên, đồng thời huy động gần 12.000 cảnh sát và binh lính.

Chính quyền thành phố Budapest đang tăng cường các biện pháp để ứng phó với "bức tường nước" từ dòng sông Danube sẽ chảy qua thành phố này và đổ ra Biển Đen./.

Tin liên quan

  • Phát hiện sửng sốt ở đới phát sinh động đất, sóng thần Nhật Bản
  • Sóng nhiệt “tấn công” châu Âu - nhiều nước cảnh báo nắng nóng và cháy rừng
  • Hậu Giang tăng cường ứng phó với nguy cơ mưa lớn, sạt lở đất
  • Hải Dương không để gián đoạn phòng chống thiên tai khi sắp xếp
  • Trung Quốc nâng mức cảnh báo mưa lớn, kích hoạt ứng phó khẩn cấp tại 9 tỉnh
  • Thủ tướng chỉ đạo tăng cường phòng, chống thiên tai trước mùa mưa bão năm 2025
  • Chưa đầy 6 tháng, tại Hậu Giang đã xảy ra 30 điểm sụp đất, sạt lở bờ sông
  • Quảng Trị công bố tình huống khẩn cấp thiên tai để khắc phục hậu quả bão lũ
  • Quảng Trị: Khẩn trương khắc phục hậu quả bão số 1
  • Quảng Bình: Tìm thấy 2 thi thể mất tích do mưa lũ

 

  • Hệ thống giám sát thiên tai Việt Nam (VNDMS)

  • CSDL Quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng (Đề án 553)

  • CSDL Dân sinh kinh tế

  • CSDL Bản đồ sạt lở bờ sông, xói lở bờ biển

  • CSDL Không gian

  • CSDL Thư viện Chính sách và Kỹ thuật PCTT

  • CSDL Thiệt hại

  • CSDL Viễn thám

  • CSDL Khoa học công nghệ

  • Phần mềm hướng dẫn phổ biến kiến thức trực tuyến về PCTT

  • Trang Chuyển đổi số trong lĩnh vực Quản lý đê điều và Phòng, chống thiên tai

  • Phần mềm quản lý và giám sát camera

  • Phần mềm hỗ trợ xây dựng phương án ứng phó thiên tai

Thông tin thời tiết

Bản quyền © 2015 - Trung tâm Chính sách và Kỹ thuật phòng chống thiên tai

Địa chỉ: Số 54 ngõ 102 Trường Chinh – Đống Đa – Hà Nội.

Điện thoại: +84-436291511 - Fax: +84-437336647

Email: trungtamcsktpctt@gmail.com - Website: www.dmptc.gov.vn

Số người online: 1557

Tổng số lượt truy cập: 20397502