Trung tâm phòng tránh và giảm nhẹ thiên tai

Trung tâm Chính sáchvà Kỹ thuật phòng chống thiên tai

Giao diện dễ tiếp cận vietnam english
Đăng nhập

Quản lý - Hợp tác - Cùng hành động

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Giới thiệu
    • Cơ cấu tổ chức
    • Chức năng - nhiệm vụ
    • Chiến lược phát triển
  • Tin tức
    • Tin Trong nước - Quốc tế
    • Bản tin Trung tâm
    • Bản tin Trung tâm
  • Trung tâm Thông tin
    • Sự kiện thiên tai
    • Kiến thức cơ bản
    • Cơ sở dữ liệu
      • Chính sách và Kỹ thuật PCTT
      • CSDL Ngân hàng cát ĐBSCL
      • CSDL Dân sinh kinh tế
      • CSDL Viễn thám
      • Thiệt hại và nhu cầu
      • Đề án nâng cao nhận thức CĐ
        • Ma trận dự án
        • Mạng lưới hỗ trợ kỹ thuật
        • Tài liệu Đề án 1002
          • Văn bản pháp quy
          • Tài liệu tham khảo
          • Tài liệu truyền thông
        • Theo dõi & đánh giá
        • Đánh giá RRTT-DVCĐ
          • Bản đồ RRTT-DVCĐ
          • Bản đồ khác
          • Báo cáo đánh giá
        • Kế hoạch phòng chống thiên tai
      • Hệ thống giám sát thiên tai
      • Hệ thống giám sát camera
      • CSDL không gian
    • Thư viện ảnh
    • Dự án Nông thôn mới
      • Cổng thông tin điện tử
      • Sản phẩm dự án Nông thôn mới
    • Công khai ngân sách nhà nước
  • Đối tác
  • Dự án
  • Lịch công tác
  1. Tin tức
  2. Trang tin chi tiết
  • Share this on Facebook
  • Share this on Twitter
  • Share this on GooglePlus

Ứng phó với biến đổi khí hậu: Bến Tre hoàn thành nhiều công trình chống xâm nhập mặn và nước biển dâng

10:38:0, 30/08/2013 Văn phòng Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu tỉnh Bến Tre vừa hoàn thành một số công trình, dự án ứng phó với biến đối khí hậu. Các dự án này được ưu tiên triển khai tại các địa phương dễ tổn thương bởi tình trạng xâm nhập mặn và nước biển dâng.

Nổi bật là ba công trình nhà tránh, trú bão tại ba huyện ven biển, gồm: xã Thới Thuận (huyện Bình Đại), Bảo Thuận (huyện Ba Tri) và Thạnh Phong (huyện Thạnh Phú). Mỗi nhà tránh bão có sức chứa từ 500 – 600 người trong trường hợp bão đổ bộ. Ngoài ra, bên trong nhà trú bão còn có một hội trường đa năng trung tâm, nơi có thể tổ chức các hoạt động văn hóa - xã hội trong điều kiện bình thường. Công trình thứ hai là nâng cấp đê bao Cái Bần, thuộc xã Phú Khánh, huyện Thạnh Phú và đê bao Vàm Tân Hương, thuộc xã Minh Đức, huyện Mỏ Cày Nam. Công trình này hoàn thành giúp bảo vệ hơn 2.200 ha đất nông nghiệp khỏi triều cường và xâm nhập mặn, đồng thời nâng cấp đường đi dọc bờ sông, phục vụ nhu cầu đi lại cho 17.000 người.  

Cũng từ nguồn vốn Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu, tỉnh Bến Tre đang đẩy nhanh tiến độ 2 công trình, gồm: xây dựng đê bao ngăn lũ và phòng chống xâm mặn tại xã Sơn Định (huyện Chợ Lách). Công trình này có chiều dài 7,6 km, chiều cao 2,5 m, bề mặt đê rộng 4 m với tổng kinh phí gần 14 tỷ đồng; dự kiến sẽ giúp ngăn lũ, ngăn mặn cho gần 1.000 ha đất trồng cây ăn trái. Công trình thứ hai cũng đang trong giai đoạn gấp rút hoàn thành là công trình xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ bố trí, sắp xếp dân cư vùng kinh tế mới cồn Nhàn, cồn Ngoài (thuộc xã Bảo Thuận, huyện Ba Tri). Theo đó, một tuyến đường kiên cố có chiều dài 1,3 km, chiều rộng 3,5 m đang được xây dựng để 250 hộ dân di chuyển nhanh đến nơi an toàn khi xuất hiện bão. Cả hai công trình này dự kiến sẽ hoàn thành trong tháng 9 hoặc tháng 10 năm nay.  

Bên cạnh việc xây dựng các công trình giúp thích ứng với xâm nhập mặn và nước biển dâng, Bến Tre cũng triển khai sâu rộng công tác tuyên truyền, tập huấn nâng cao năng lực cho cán bộ các cấp, các ngành trong tỉnh và cũng như trong nhân dân về nguy cơ từ biến đổi khí hậu cũng như cách thức thích ứng.  

Theo ông Đoàn Văn Phúc - Phó Chánh Văn phòng Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu tỉnh Bến Tre: Tổng kinh phí của chương trình này trong năm 2013 là 16,5 tỷ đồng, trong đó Chính phủ Đan Mạch tài trợ 15 tỷ đồng, phần còn lại là nguồn đối ứng của địa phương. Bến Tre là địa phương dễ bị tình trạng nước biển dâng và xâm nhập mặn so với các địa phương khác trong cả nước cũng như các tỉnh, thành đồng bằng sông Cửu Long.  

Tin liên quan

  • Phát hiện sửng sốt ở đới phát sinh động đất, sóng thần Nhật Bản
  • Sóng nhiệt “tấn công” châu Âu - nhiều nước cảnh báo nắng nóng và cháy rừng
  • Hậu Giang tăng cường ứng phó với nguy cơ mưa lớn, sạt lở đất
  • Hải Dương không để gián đoạn phòng chống thiên tai khi sắp xếp
  • Trung Quốc nâng mức cảnh báo mưa lớn, kích hoạt ứng phó khẩn cấp tại 9 tỉnh
  • Thủ tướng chỉ đạo tăng cường phòng, chống thiên tai trước mùa mưa bão năm 2025
  • Chưa đầy 6 tháng, tại Hậu Giang đã xảy ra 30 điểm sụp đất, sạt lở bờ sông
  • Quảng Trị công bố tình huống khẩn cấp thiên tai để khắc phục hậu quả bão lũ
  • Quảng Trị: Khẩn trương khắc phục hậu quả bão số 1
  • Quảng Bình: Tìm thấy 2 thi thể mất tích do mưa lũ

 

  • Hệ thống giám sát thiên tai Việt Nam (VNDMS)

  • CSDL Quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng (Đề án 553)

  • CSDL Dân sinh kinh tế

  • CSDL Bản đồ sạt lở bờ sông, xói lở bờ biển

  • CSDL Không gian

  • CSDL Thư viện Chính sách và Kỹ thuật PCTT

  • CSDL Thiệt hại

  • CSDL Viễn thám

  • CSDL Khoa học công nghệ

  • Phần mềm hướng dẫn phổ biến kiến thức trực tuyến về PCTT

  • Trang Chuyển đổi số trong lĩnh vực Quản lý đê điều và Phòng, chống thiên tai

  • Phần mềm quản lý và giám sát camera

  • Phần mềm hỗ trợ xây dựng phương án ứng phó thiên tai

Thông tin thời tiết

Bản quyền © 2015 - Trung tâm Chính sách và Kỹ thuật phòng chống thiên tai

Địa chỉ: Số 54 ngõ 102 Trường Chinh – Đống Đa – Hà Nội.

Điện thoại: +84-436291511 - Fax: +84-437336647

Email: trungtamcsktpctt@gmail.com - Website: www.dmptc.gov.vn

Số người online: 160

Tổng số lượt truy cập: 20428411