Trung tâm phòng tránh và giảm nhẹ thiên tai

Trung tâm Chính sáchvà Kỹ thuật phòng chống thiên tai

Giao diện dễ tiếp cận vietnam english
Đăng nhập

Quản lý - Hợp tác - Cùng hành động

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Giới thiệu
    • Cơ cấu tổ chức
    • Chức năng - nhiệm vụ
    • Chiến lược phát triển
  • Tin tức
    • Tin Trong nước - Quốc tế
    • Bản tin Trung tâm
    • Bản tin Trung tâm
  • Trung tâm Thông tin
    • Sự kiện thiên tai
    • Kiến thức cơ bản
    • Cơ sở dữ liệu
      • Chính sách và Kỹ thuật PCTT
      • CSDL Ngân hàng cát ĐBSCL
      • CSDL Dân sinh kinh tế
      • CSDL Viễn thám
      • Thiệt hại và nhu cầu
      • Đề án nâng cao nhận thức CĐ
        • Ma trận dự án
        • Mạng lưới hỗ trợ kỹ thuật
        • Tài liệu Đề án 1002
          • Văn bản pháp quy
          • Tài liệu tham khảo
          • Tài liệu truyền thông
        • Theo dõi & đánh giá
        • Đánh giá RRTT-DVCĐ
          • Bản đồ RRTT-DVCĐ
          • Bản đồ khác
          • Báo cáo đánh giá
        • Kế hoạch phòng chống thiên tai
      • Hệ thống giám sát thiên tai
      • Hệ thống giám sát camera
      • CSDL không gian
    • Thư viện ảnh
    • Dự án Nông thôn mới
      • Cổng thông tin điện tử
      • Sản phẩm dự án Nông thôn mới
    • Công khai ngân sách nhà nước
  • Đối tác
  • Dự án
  • Lịch công tác
  1. Tin tức
  2. Trang tin chi tiết
  • Share this on Facebook
  • Share this on Twitter
  • Share this on GooglePlus

Bỏ túi nylon để cứu mình thoát khỏi "ô nhiễm trắng"

8:7:0, 09/01/2012 Theo Luật thuế bảo vệ môi trường có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2012, túi nylon phải chịu thuế bảo vệ môi trường 30.000-50.000 đồng/kg túi sản xuất ra.

Những ngày này, giá túi nylon bắt đầu tăng. Tiểu thương, và cả các siêu thị không khỏi lo lắng vì chi phí túi nylon cao sẽ ảnh hưởng đến việc buôn bán, lời lãi. Tuy nhiên, nếu không có thời điểm này, thì không biết đến bao giờ, thói quen sử dụng túi nylon vô tội vạ mới chấm dứt.

Thời gian qua, túi nylon rẻ, được người bán hàng cung cấp miễn phí, nên người dân có phần lạm dụng. Các bà nội trợ hiện đại, nếu có ý thức gom riêng túi nylon để tái sử dụng hoặc phân loại rác, hẳn đều thấy đáng sợ khi chỉ 1-2 ngày, số túi nylon đã được 1 bịch lớn. Ví dụ, mua đồ ăn sáng cho gia đình là bánh cuốn, thì cần 1 túi đựng bánh, 1 túi đựng nước chấm, 1 túi đựng rau thơm, và... 1 túi lớn hơn đựng tất cả! Rồi đi chợ hàng ngày mỗi thứ rau, dưa, đậu phụ, thịt… đều đựng vào riêng từng túi. Số túi nylon nhiều đến nỗi không ít người lo lắng kêu lên rằng: chúng ta đang tự chôn lấp chính mình bằng túi nylon!.

Nhưng lo lắng thì lo lắng, mà sử dụng thì vẫn sử dụng, bởi vừa tiện, vừa “chẳng mất gì”. Mặc dù cái hại lâu dài thì ai cũng rõ. 

Các nhà khoa học đã cho biết, túi nylon thông thường khi thải ra môi trường tự nhiên phải mất từ hàng chục năm cho tới hàng trăm năm mới  phân hủy được hoàn toàn. Môi trường đất và nước bị ô nhiễm bởi túi nylon sẽ ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp tới sức khỏe con người. Túi nylon lẫn vào đất sẽ ngăn cản ôxy đi qua đất, gây xói mòn đất, làm cho đất không giữ được nước, dinh dưỡng, khiến cây trồng chậm tăng trưởng. Những chất độc hại từ túi nylon khi ngấm vào nguồn nước sẽ xâm nhập vào cơ thể người, gây bệnh tật. Rác thải túi nylon còn làm tắc cống, rãnh, kênh, rạch, gây ứ đọng nước thải, ô nhiễm môi trường… Chuyện này không chỉ là vấn đề ở nước ta, mà tại nhiều nước, rác thải túi nylon đã bị gọi là "ô nhiễm trắng".

Giờ đây, khi buộc phải hạn chế sử dụng túi nylon, người ta sẽ phải dùng cách khác thay thế như túi vải, túi giấy, túi nhựa dùng nhiều lần. Nếu chỉ sử dụng túi nylon với hàng hóa ướt, bắt buộc phải dùng thì số rác thải túi nylon cũng sẽ giảm rất nhiều so với trước.

Biện pháp tuyên truyền, nâng cao nhận thức những năm qua đã không mấy phát huy tác dụng thì nay, công cụ kinh tế là "liều thuốc" nặng hơn, có thể sẽ giải quyết được vấn đề.  

Một điều đáng nói nữa là theo luật Thuế bảo vệ môi trường, túi nylon thân thiện với môi trường thì không phải chịu thuế. Trên thực tế, hiện nay đa số các bao bì tự hủy sản xuất trong nước chỉ là bao bì tự phân rã, do được sản xuất bằng hạt nhựa và phụ gia chứ không phải bao bì phân hủy sinh học. Như vậy, thay vì tồn tại trong môi trường ở dạng mảnh lớn, chúng phân rã thành nhiều mảnh nhỏ, không bồi bổ cho đất mà còn khó thu gom. Túi nylon phân hủy sinh học được sản xuất từ nguyên vật liệu có nguồn gốc thực vật nhu tinh bột, xơ đay… đang được sử dụng ở nhiều nước tiên tiến trên thế giới, tuy nhiên giá thành cao gấp nhiều lần túi nylon thông thường.

Tuy nhiên, đến thời điểm này vẫn chưa có văn bản nào nêu tiêu chí cụ thể và phương pháp đánh giá túi nylon thân thiện với môi trường. Hy vọng rằng, các quy định cụ thể sẽ sớm được ban hành, đồng thời với việc khuyến khích sản xuất, sử dụng túi nylon thực sự thân thiện với môi trường. Đấy chính là lộ trình để chúng ta hướng tới một cuộc sống lành mạnh, phát triển bền vững./.

Tin liên quan

  • Liên tiếp xảy ra sạt lở tại Hậu Giang
  • Kon Tum: 01 người bị sét đánh tử vong
  • Yên Bái: Cây cối đổ rạp, nhà cửa tốc mái, một người bị thương do dông lốc
  • Nhiều nhà dân ở miền núi Quảng Nam bị sập, hư hỏng nặng do mưa gió gây ra
  • Kenya dùng tre làm vũ khí chống biến đổi khí hậu và phát triển kinh tế
  • Xuất hiện mưa đá làm hư hỏng nhiều nhà dân ở miền núi Quảng Nam
  • Đắk Nông: Mưa to kèm gió lớn, cổng chào, cây xanh ở thành phố Gia Nghĩa ngã, đổ
  • Hà Nội công bố tình huống khẩn sạt lở bờ sông Đuống tại quận Long Biên
  • Điện Biên đầu tư 33 tỉ đồng khắc phục sạt lở do thiên tai
  • Xuất cấp vật tư, thiết bị dự trữ quốc gia để phục vụ phòng, chống thiên tai

 

  • Hệ thống giám sát thiên tai Việt Nam (VNDMS)

  • CSDL Quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng (Đề án 553)

  • CSDL Dân sinh kinh tế

  • CSDL Bản đồ sạt lở bờ sông, xói lở bờ biển

  • CSDL Không gian

  • CSDL Thư viện Chính sách và Kỹ thuật PCTT

  • CSDL Thiệt hại

  • CSDL Viễn thám

  • CSDL Khoa học công nghệ

  • Phần mềm hướng dẫn phổ biến kiến thức trực tuyến về PCTT

  • Trang Chuyển đổi số trong lĩnh vực Quản lý đê điều và Phòng, chống thiên tai

  • Phần mềm quản lý và giám sát camera

  • Phần mềm hỗ trợ xây dựng phương án ứng phó thiên tai

Thông tin thời tiết

Bản quyền © 2015 - Trung tâm Chính sách và Kỹ thuật phòng chống thiên tai

Địa chỉ: Số 54 ngõ 102 Trường Chinh – Đống Đa – Hà Nội.

Điện thoại: +84-436291511 - Fax: +84-437336647

Email: trungtamcsktpctt@gmail.com - Website: www.dmptc.gov.vn

Số người online: 169

Tổng số lượt truy cập: 19911474