Trung tâm phòng tránh và giảm nhẹ thiên tai

Trung tâm Chính sáchvà Kỹ thuật phòng chống thiên tai

Giao diện dễ tiếp cận vietnam english
Đăng nhập

Quản lý - Hợp tác - Cùng hành động

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Giới thiệu
    • Cơ cấu tổ chức
    • Chức năng - nhiệm vụ
    • Chiến lược phát triển
  • Tin tức
    • Tin Trong nước - Quốc tế
    • Bản tin Trung tâm
    • Bản tin Trung tâm
  • Trung tâm Thông tin
    • Sự kiện thiên tai
    • Kiến thức cơ bản
    • Cơ sở dữ liệu
      • Chính sách và Kỹ thuật PCTT
      • CSDL Ngân hàng cát ĐBSCL
      • CSDL Dân sinh kinh tế
      • CSDL Viễn thám
      • Thiệt hại và nhu cầu
      • Đề án nâng cao nhận thức CĐ
        • Ma trận dự án
        • Mạng lưới hỗ trợ kỹ thuật
        • Tài liệu Đề án 1002
          • Văn bản pháp quy
          • Tài liệu tham khảo
          • Tài liệu truyền thông
        • Theo dõi & đánh giá
        • Đánh giá RRTT-DVCĐ
          • Bản đồ RRTT-DVCĐ
          • Bản đồ khác
          • Báo cáo đánh giá
        • Kế hoạch phòng chống thiên tai
      • Hệ thống giám sát thiên tai
      • Hệ thống giám sát camera
      • CSDL không gian
    • Thư viện ảnh
    • Dự án Nông thôn mới
      • Cổng thông tin điện tử
      • Sản phẩm dự án Nông thôn mới
    • Công khai ngân sách nhà nước
  • Đối tác
  • Dự án
  • Lịch công tác
  1. Tin tức
  2. Trang tin chi tiết
  • Share this on Facebook
  • Share this on Twitter
  • Share this on GooglePlus

Hơn 40km bờ biển tại Cà Mau sạt lở nghiêm trọng

13:49:0, 20/06/2013 Do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, nhiều năm nay, tình trạng sạt lở nghiệm trọng chiều dài bờ biển trên địa bàn tỉnh Cà Mau luôn xảy ra, uy hiếp đời sống và sản xuất của người dân.
Kể từ năm 2000 về trước, vùng biển phía Tây luôn được phù sa bồi lắng lấn biển, nhưng hiện nay vùng biển này không còn được bồi lắng như trước và thường xuyên xảy ra nhiều vụ rạn nứt, lún đất, xói lở bờ biển ngày càng lấn sâu vào đất liền. Hiện tại, hơn 40km bờ biển của tỉnh đang bị sạt lở nghiêm trọng; trong đó 4 khu vực bờ biển với chiều dài 17.360 m được các ngành chức năng cảnh báo cấp độ nguy hiểm cao nhất. Đó là tuyến đê biển Tây, khu vực cửa biển Gành Hào, khu vực Mũi Cà Mau và khu vực Khai Long. 

Riêng từ đầu năm đến nay, ở ba huyện vùng biển Đầm Dơi, Năm Căn và Ngọc Hiển đã xảy ra 12 vụ sạt lở nghiêm trọng làm hỏng 30 căn, trại tôm giống xây cất ven sông và hàng trăm mét bờ bao nuôi thủy sản của nhân dân, gây thiệt hại ước tính ban đầu gần 3 tỷ đồng. Điều này cho thấy tính chất nghiêm trọng và phức tạp của tình hình sạt lở bờ sông, bờ biển ở tỉnh Cà Mau.

Hàng năm, tỉnh Cà Mau đầu tư hàng trăm tỷ đồng để xây dựng nhiều công trình kè tạm, nạo vét kết hợp bồi trúc gia cố bảo vệ đê biển. 

Tuy nhiên, nguồn vốn đầu tư xây dựng các công trình chống sạt lở bờ biển rất nhỏ giọt, thiếu đồng bộ mang tính chắp vá, gây nên sự tốn kém và lãng phí rất lớn.

Ông Lê Văn Sử, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Cà Mau cho biết để khắc phục tình trạng sạt lở bờ biển, tỉnh Cà Mau đề xuất với các Bộ, ngành Trung ương, các nhà khoa học và tổ chức phi chính phủ quan tâm, hỗ trợ tỉnh nghiên cứu đề ra các giải pháp khoa học phù hợp nhằm ứng phó có hiệu quả, giảm nhẹ thiên thai và thích ứng với biến đổi khí hậu, nước biến dâng cao như hiện nay.

Cà Mau là tỉnh có đặc thù địa hình ba mặt giáp biển với hệ thống sông ngòi, kênh rạch chằng chịt trông giống như bàn cờ nên khi xây dựng hệ thống công trình khắc phục sạt lở bờ biển cần nguồn vốn đầu tư rất lớn từ hàng trăm đến hàng chục ngàn tỷ đồng. 

Do vậy, ngoài việc cố gắng huy động nguồn vốn đối ứng của địa phương, tỉnh Cà Mau sẽ tranh thủ nguồn vốn đầu tư thuộc Chương trình củng cố, nâng cấp hệ thống đê biển từ Quảng Ngãi đến Kiên Giang (theo Quyết định 667, ngày 27/5/2009 của Thủ tướng Chính phủ). Đồng thời nâng cấp hệ thống đê sông đồng bộ để khắc phục sạt lở bờ sông, bờ biển nhằm bảo vệ an toàn tính mạng của người dân và gần 90.000ha đất sản xuất nông nghiệp trước nguy bị ngập do mực nước biển ngày càng dâng cao. 

Bên cạnh đó, tỉnh tập trung xây dựng các giải pháp ứng phó với biến đổi khí hậu cả giai đoạn ngắn hạn và dài hạn theo chiến lược và chương trình hành động của khu vực đồng bằng sông Cửu Long và của Quốc gia./.

Tin liên quan

  • Phát hiện sửng sốt ở đới phát sinh động đất, sóng thần Nhật Bản
  • Sóng nhiệt “tấn công” châu Âu - nhiều nước cảnh báo nắng nóng và cháy rừng
  • Hậu Giang tăng cường ứng phó với nguy cơ mưa lớn, sạt lở đất
  • Hải Dương không để gián đoạn phòng chống thiên tai khi sắp xếp
  • Trung Quốc nâng mức cảnh báo mưa lớn, kích hoạt ứng phó khẩn cấp tại 9 tỉnh
  • Thủ tướng chỉ đạo tăng cường phòng, chống thiên tai trước mùa mưa bão năm 2025
  • Chưa đầy 6 tháng, tại Hậu Giang đã xảy ra 30 điểm sụp đất, sạt lở bờ sông
  • Quảng Trị công bố tình huống khẩn cấp thiên tai để khắc phục hậu quả bão lũ
  • Quảng Trị: Khẩn trương khắc phục hậu quả bão số 1
  • Quảng Bình: Tìm thấy 2 thi thể mất tích do mưa lũ

 

  • Hệ thống giám sát thiên tai Việt Nam (VNDMS)

  • CSDL Quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng (Đề án 553)

  • CSDL Dân sinh kinh tế

  • CSDL Bản đồ sạt lở bờ sông, xói lở bờ biển

  • CSDL Không gian

  • CSDL Thư viện Chính sách và Kỹ thuật PCTT

  • CSDL Thiệt hại

  • CSDL Viễn thám

  • CSDL Khoa học công nghệ

  • Phần mềm hướng dẫn phổ biến kiến thức trực tuyến về PCTT

  • Trang Chuyển đổi số trong lĩnh vực Quản lý đê điều và Phòng, chống thiên tai

  • Phần mềm quản lý và giám sát camera

  • Phần mềm hỗ trợ xây dựng phương án ứng phó thiên tai

Thông tin thời tiết

Bản quyền © 2015 - Trung tâm Chính sách và Kỹ thuật phòng chống thiên tai

Địa chỉ: Số 54 ngõ 102 Trường Chinh – Đống Đa – Hà Nội.

Điện thoại: +84-436291511 - Fax: +84-437336647

Email: trungtamcsktpctt@gmail.com - Website: www.dmptc.gov.vn

Số người online: 127

Tổng số lượt truy cập: 20414399