Dự án được thực hiện từ nay đến tháng 7/2013 tại 16 xã thuộc 5 huyện An Phú, Châu Phú (tỉnh An Giang); huyện Tân Thạnh, Tân Hưng, Vĩnh Hưng (tỉnh Long An). Dự án tập trung tập huấn, tổ chức chiến dịch truyền thông và sự kiện về nâng cao năng lực, kiến thức, kỹ năng về giảm nhẹ thiên tai và sức khỏe, vệ sinh môi trường cho cộng đồng; Thiết kế và thi công phục hồi các công trình, hạ tầng qui mô nhỏ như hệ thống cung cấp nước sạch sinh hoạt, đường giao thông, trường học, trạm y tế; cung cấp thiết bị vật dụng như bể chứa nước mưa, ống dẫn nước mưa, hệ thống lọc nước uống cho cộng đồng, trường học, trạm y tế và củng cố, sửa chữa các điểm giữ trẻ an toàn, cải thiện hàng rào; cung cấp tài liệu về nước sạch và hướng dẫn cách nấu ăn hợp vệ sinh. Qua dự án sẽ có 100% dân số các xã tham gia dự án được hưởng lợi từ các công trình được phục hồi sau lũ, trong đó ít nhất có gần 28.000 người nghèo, phụ nữ, trẻ em, học sinh. Đặc biệt là trên 1,4 triệu dân số 2 tỉnh An Giang, Long An được tiếp cận các chiến dịch truyền thông từ dự án.
Trước đó, từ tháng 10/2011 - 3/2012 thông qua Tổ chức Care Quốc tế tại Việt Nam, Ủy ban châu Âu và Văn phòng Viện trợ nhân đạo và Bảo vệ công dân (ECHO) đã triển khai hỗ trợ chương trình ứng phó với tình trạng khẩn cấp tại An Giang, Đồng Tháp, Long An với tổng kinh phí là 731.000 Euro. Mặt hàng được cấp cho các tỉnh gặp khó khăn là lương thực, thực phẩm, áo phao, thiết bị lọc nước hộ gia đình, bể chứa nước, xuồng ghe, lưới đánh bắt thủy sản và nâng cao năng lực cho các đối tác địa phương trong việc ứng phó với tình trạng khẩn cấp… góp phần phục hồi kinh tế xã hội và cải thiện chất lượng sống cho người dân của đồng bằng sông Cửu Long bị ảnh hưởng nặng nề lũ lụt.