Trong khuôn khổ dự án tăng cường quyền con người và bình đẳng giới thông qua các hành động về giảm nhẹ rủi ro thiên tai và biến đổi khí hậu (EmPower), ngày 04-5/8 tại Thành phố Hải Phòng và ngày 08-09/08 tại Thành phố Đà Nẵng đã diễn ra buổi tập huấn thu thập dữ liệu dân sinh kinh tế phục vụ công tác phòng chống thiên tai cho gần 100 cán bộ làm công tác Phòng chống thiên tai của 32 tỉnh (21 tỉnh Miền Bắc và 11 tỉnh Miền Trung – Tây Nguyên). Chương trình do Cơ quan Liên hợp quốc về bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ (UN Women) phối hợp với Tổng cục Phòng chống thiên tai thực hiện
Bà Bùi Thị Quỳnh Nga – Giám đốc Trung tâm Chính sách và Kỹ thuật Phòng chống thiên tai khai mạc buổi tập huấn tại Hải Phòng.
Tại buổi tập huấn các tỉnh đã được giới thiệu về Hệ thống giám sát thiên tai Việt Nam (VNDMS) đang được Tổng cục Phòng chống thiên tai sử dụng trong công tác giám sát, chỉ đạo, ra quyết định trong công tác phòng chống thiên tai. Cùng với đó là vai trò, tầm quan trọng của dữ liệu dân sinh Kinh tế phục vụ Phòng chống thiên tai.
Ông Bùi Quang Huy – Phó Giám đốc Trung tâm Chính sách và Kỹ thuật Phòng chống thiên tai giới thiệu về hệ thống VNDMS và vai trò của dữ liệu dân sinh kinh tế phục vụ phòng chống thiên tai
Cũng tại buổi tập huấn các đại biểu đã được làm quen và tìm hiểu các khái niệm về giới thông qua bài trình bày của đại diện Cơ quan liên hợp quốc về Bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ (UN Women). Các khái niệm chính được giới thiệu bao gồm giới là gì? Vai trò của giới trong công tác phòng chống thiên tai, …..
Bà Trần Thị Thuỳ Anh - Đại diện Cơ quan liên hợp quốc về Bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ giới thiệu về giới trong công tác Phòng chống thiên tai
Sau khi nghe bài trình bày về giới trong công tác phòng chống thiên tai, các đại biểu tham gia tập huấn đã được giới thiệu về biểu mẫu thu thập dữ liệu dân sinh kinh tế phục vụ công tác phòng chống thiên tai đang được tổng cục Phòng chống thiên tai sử dụng và đã được thu thập tại hơn 1000 xã trên cả nước.
Biểu mẫu bao gồm 7 trường dữ liệu chính như:
+ Dân số có phân tách về giới tính và độ tuổi và chi tiết về các đối tượng dễ bị tổn thương
+ Phân loại đất: Đất nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản, đất phi nông nghiệp và chưa sử dụng.
+ Sản xuất kinh doanh của các ngành nghề như: Trồng trọt, chăn nuôi, đánh bắt và nuôi trồng thuỷ hải sản, dịch vụ - du lịch và phân loại việc làm theo lĩnh vực
+ Công trình hạ tầng: Nhà ở, hệ thống điện, đường giao thông, chợ, hệ thống thông tin, trường học, trụ sở, nhà văn hoá, trạm y tế và các công trình khác
+ Nước sạch – Vệ sinh môi trường
+ Công trình thuỷ lợi
+ Nguồn lực phòng chống thiên tai
Ông Nguyễn Bá Thành – Phó trưởng phòng Công nghệ Viễn thám và Mô phỏng thiên tai thuộc Trung tâm Chính sách và Kỹ thuật phòng chống thiên tai giới thiệu về các trường chỉ số trong biểu mẫu thu thập
Cũng trong chương trình tập huấn các tỉnh đã tiến hành công tác thu thập số liệu đã chia sẻ kinh nghiệm, khó khăn vướng mắc khi thực hiện công tác thu thập và sử dụng dữ liệu thu thập được trong công tác phòng chống thiên tai tại địa phương
Ông Quảng Văn Việt – Chánh văn phòng Thường trực Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Lào Cai chia sẻ kinh nghiệm tại hội nghị
Tại cuối buổi tập huấn các đại biểu đã được giới thiệu về phần mềm dân sinh kinh tế phục vụ công tác phòng chống thiên tai. Phần mềm được Ban Chỉ đạo Quốc gia về Phòng chống thiên tai xây dựng từ năm 2019, trải qua 2 năm sử dụng hiện tại phần mềm đã tổng hợp dữ liệu của hơn 1.200 xã trên cả nước. Trong năm 2022 phần mềm đang được nâng cấp thêm để phục vụ cho công tác phòng chống thiên tai.
Ông Nguyễn Hữu Long – Chuyên viên phòng Công nghệ viễn thám và Mô phỏng thiên tai giới thiệu, hướng dẫn sử dụng phần mềm dân sinh kinh tế phục vụ phòng chống thiên tai
Qua buổi tập huấn các đại biểu đã nắm được các chỉ số, trường dữ liệu, tầm qua trọng và ứng dụng của biểu mẫu dân sinh kinh tế phục vụ công tác phòng chống thiên tai. Từ đó có thể áp dụng biểu mẫu và tiến hành thu thập, tổng hợp dữ liệu của địa phương mình, góp phần nâng cao công tác phòng chống thiên tai tại địa phương.