Chiến lược quốc tế về giảm nhẹ thiên tai của Liên Hợp Quốc (LHQ) là 1 chương trình nhằm tìm ra bằng chứng đánh giá tác động của rủi ro thiên tai. Sau sự kiện sóng thần năm 2005, nhiều nước đã tham gia ký kết khuôn khổ hành động KYOTO. Khuôn khổ hành động này nhằm mục đích giảm nhẹ tổn thất trong tương lai, tập trung vào 5 ưu tiên lớn: Đưa ra thông điệp về phòng chống thiên tai; Tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức của các quốc gia về phòng chống thiên tai; Nâng cao năng lực thể chế nhằm đáp ứng nhu cầu giảm nhẹ rủi ro thiên tai; Tập trung cải cách cơ chế tài chính; Triển khai công tác giảm nhẹ rủi ro thiên tai.
|
Đặc phái viên Tổng thư ký LHQ về giảm thiểu rủi ro thiên tai.
Ảnh: Thanh Sơn (MPI Portal) |
Tại buổi tiếp, bà Margaret muốn nhấn mạnh đến cách thức lồng ghép giảm nhẹ rủi ro thiên tai vào các chiến lược phát triển kinh tế xã hội. Từ năm 2005, các nước tham gia KYOTO đã tự nguyện báo cáo quá trình chuẩn bị cho việc tham gia khung khổ. Một số quốc gia vấp phải khó khăn trong việc lồng ghép giảm nhẹ rủi ro thiên tai vào quá trình hoạch định chính sách và chiến lược quốc gia. Bà Margaret cho biết thêm, mức độ trầm trọng của thiên tai ngày càng tăng, do đó công tác đánh giá rủi ro thiên tai và khí hậu trở nên vô cùng quan trọng. Các quốc gia cũng nên tập trung vào đánh giá và phòng chống các tác động liên quan đến kinh tế. Thiệt hại của nhiều quốc gia hứng chịu thiên tai ước tính chiếm 3 – 15% GDP cả nước. Đặc phái viên của Liên Hợp Quốc về giảm thiểu rủi ro thiên tai cũng đưa ra gợi ý về cơ chế đưa cộng đồng doanh nghiệp tham gia vào hoạt động này.
Phản hồi ý kiến của Đặc phái viên LHQ về giảm thiểu rủi ro thiên tai, Thứ trưởng Nguyễn Văn Trung cho biết Việt Nam đã lồng ghép các yếu tố về biến đổi khí hậu vào chiến lược kinh tế - xã hội 2011 – 2020. Bên cạnh đó Việt Nam cũng xác định ưu tiên vấn đề thích ứng biến đổi khí hậu trong sổ tay đầu tư sẽ được xây dựng trong thời gian tới. Bộ Kế hoạch và Đầu tư đang phối hợp với Bộ Tài chính tiến hành cơ chế thúc đẩy tài chính cho mục tiêu thích ứng biến đổi khí hậu. Việt Nam cũng đã lập mục tiêu tăng trưởng xanh thông qua Chiến lược tăng trưởng xanh đến năm 2030 và tầm nhìn đến 2050. Trong đó, đặc biệt chú trọng đến khả năng giảm mức phát thải khí nhà kính. Thứ trưởng cho biết thêm, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư là thành viên của Ủy ban Quốc gia về biến đổi khí hậu được thành lập vào tháng 02/2011. Bộ Kế hoạch và Đầu tư đang trong quá trình làm việc nhằm cân đối nguồn tài chính từ ngân sách nhà nước cho biến đổi khí hậu. Tỷ lệ ngân sách dành cho cho biến đổi khí hậu đã tăng đáng kể từ 67,5 tỷ năm 2010 lên đến 120 tỷ năm 2012.
Trong triển khai một số chương trình, dự án trọng điểm của quốc gia, Bộ Kế hoạch và Đầu tư chịu trách nhiệm thẩm định đã yêu cầu các chủ đầu tư giải trình rõ tác động của dự án đối với môi trường cũng như ảnh hưởng của biến đổi khí hậu tới các dự án đầu tư tại Việt Nam. Bộ Kế hoạch và Đầu tư cũng đang phối hợp với các Bộ, ban, ngành của Chính phủ vận động ODA cho vấn đề biến đổi khí hậu.
|
|
|
|
Hai bên nhất trí xây dựng hệ thống tiêu chí về rủi ro thiên tai cho các dự án đầu tư.
Ảnh: Thanh Sơn (MPI Portal) |
|
Hai bên cũng nhất trí xây dựng hệ thống tiêu chí về rủi ro thiên tai cho các dự án đầu tư, chú trọng đánh giá tính địa phương của các địa điểm xảy ra thiên tai. Trên cơ sở đó, xây dựng phương châm chống thảm họa cho từng khu vực, theo từng loại thiên tai.
Việt Nam đang tích cực huy động toàn xã hội vào mục tiêu chống lại biến đổi khí hậu, thiên tai. Thứ trưởng Nguyễn Văn Trung bày tỏ hy vọng rằng LHQ sẽ hỗ trợ Việt Nam đẩy mạnh hợp tác khu vực và quốc tế về môi trường và giảm thiểu rủi ro thiên tai./