Thuật ngữ

Thích ứng

Sự điều chỉnh hệ thống tự nhiên, cấu trúc xã hội, thể chế và các hoạt động của con người nhằm ứng phó với các điều kiện khí hậu hiện tại hoặc tiềm tàng để hạn chế tác hại và tận dụng các cơ hội của nó.

Khả năng

Tổng hợp các nguồn lực, điểm mạnh và đặc tính sẵn có trong cộng đồng, tổ chức, xã hội có thể được sử dụng nhằm đạt được các mục tiêu chung.

Phát triển năng lực

Quá trình trong đó cá nhân, tổ chức và xã hội thúc đẩy và phát triển năng lực của mình một cách có hệ thống theo thời gian nhằm đạt được các mục tiêu kinh tế và xã hội, bao gồm việc củng cố kiến thức, kỹ năng, hệ thống và thể chế.

Biến đổi khí hậu

Biến đổi khí hậu là sự biến đổi trạng thái của khí hậu so với trung bình và/hoặc dao động của khí hậu duy trì trong một khoảng thời gian dài, thường là vài thập kỷ hoặc dài hơn. Biến đổi khí hậu có thể là do các quá trình tự nhiên bên trong hoặc các tác động bên ngoài, hoặc do hoạt động của con người làm thay đổi thành phần của khí quyển hay trong khai thác sử dụng đất.[i]

Nói một cách ngắn gọn, “Biến đổi khí hậu là sự thay đổi của khí hậu diễn ra trong 1 khoảng thời gian dài, do nguyên nhân tự nhiên hoặc hoạt động của con người gây ra”.


[i]UNISDR; IPCC; MoNRE

Thiên tai

Sự gián đoạn nghiêm trọng các hoạt động của cộng đồng dân cư hoặc xã hội, gây ra những tổn thất và mất mát về tính mạng, tài sản, kinh tế và môi trường mà cộng đồng và xã hội đó không có đủ khả năng chống đỡ.

Kiến thức cơ bản về: Động đất

Động đất là sự rung động mặt đất bởi sự giải phóng đột ngột năng lượng trong vỏ trái đất dưới dạng sóng địa chấn, có thể gây ra biên dạng trên mặt đất, phá hủy nhà cửa, công trình, của cải và sinh mạng con người.



Tâm chấn động đất từ năm 1963 đến 1998 (ghi nhận 358.214 trận động đất)

Động đất xảy ra hằng ngày trên trái đất, nhưng hầu hết không đáng chú ý và không gây ra thiệt hại. Động đất lớn có thể gây thiệt hại trầm trọng và gây tử vong bằng nhiều cách. Động đất có thể gây rađất lở,đất nứt,sóng thần,nước triều giả,đê vỡ, vàhỏa hoạn. Tuy nhiên, trong hầu hết các trận động đất,sự chuyển động của mặt đấtgây ra nhiều thiệt hại nhất. Trong rất nhiều trường hợp, có rất nhiều trận động đất nhỏ hơn xảy ra trước hay sau lần động đất chính; những trận này được gọi làdư chấn. Năng lực của động đất được trải dài trong một diện tích lớn, và trong các trận động đất lớn có thể trải hết toàn cầu. Các nhà khoa học thường có thể định được điểm mà cácsóng địa chấnđược bắt đầu. Điểm này được gọi làchấn tiêu. Hình chiếu của điểm này lên mặt đất được gọi làchấn tâm.

Nhiều trận động đất, đặc biệt là những trận xảy ra dưới đáy biển, có thể gây ra sóng thần, hoặc có thể vì đáy biển bị biến dạng hay vì đất lở dưới đáy biển.

Độ Richter

1–2 trênthang Richter

Không nhận biết được

7–8 trên thang Richter

Mạnh, phá hủy hầu hết các công trình xây dựng thông thường, có vết nứt lớn hoặc hiện tượng sụt lún trên mặt đất.

2–4 trên thang Richter

Có thể nhận biết nhưng không gây thiệt hại

4–5 trên thang Richter

Mặt đất rung chuyển, nghe tiếng nổ, thiệt hại không đáng kể

8–9 trên thang Richter

Rất mạnh , phá hủy gần hết cả thành phố hay đô thị , có vết nứt lớn , vài tòa nhà bị lún

5–6 trên thang Richter

Nhà cửa rung chuyển, một số công trình có hiện tượng bị nứt

>9 trên thang Richter

Rất hiếm khi xảy ra

6–7 trên thang Richter

Mạnh, phá hủy hầu hết các công trình xây dựng thông thường, có vết nứt lớn hoặc hiện tượng sụt lún trên mặt đất.

>10 trên thang Richter

Cực hiếm khi xảy ra

Động đất xảy ra khi có hiện tượng dịch chuyển, trượt của lớp vỏ trái đất dọc theo một đứt gãy, hoặc một khu vực của vỏ trái đất bị dồn nén và trồi lên một vị trí mới.
-    
Nội sinh: liên quan đến vận động phun trào núi lửa, vận động kiến tạo ở các đới hút chìm, các hoạt động đứt gãy.

-    Ngoại sinh: Thiên thạch va chạm vào Trái Đất, các vụ trượt lở đất đá với khối lượng lớn.

-    Nhân sinh: Hoạt động làm thay đổi ứng suất đá gần bề mặt hoặc áp suất chất lỏng, đặc biệt là các vụthử hạt nhân dưới lòng đất.

-    Ngoài ra còn phải kể đến hoạt động âm học, đặc biệt là kỹ thuật âm thanh địa chấn.

a) Chủ động trú, tránh, bảo đảm an toàn khi xảy ra động đất;

b) Chủ động sơ tán ra khỏi khu vực chịu ảnh hưởng của sóng thần;

c) Tổ chức tìm kiếm cứu nạn, cứu chữa người bị thương;

d) Bố trí nơi ở tạm, hỗ trợ lương thực, thuốc chữa bệnh, nước uống, nhu yếu phẩm khác cho người dân bị ảnh hưởng;

đ) Bảo đảm an ninh, trật tự an toàn xã hội, bảo vệ tài sản của Nhà nước và nhân dân tại khu vực xảy ra thiên tai.


Ngoài ra 
a) Trước khi động đất xảy ra

Tìm và sửa chữa những gì có thể gây nguy hiểm trong nhà

Cột chặt bàn ghế tủ vào tường; kiểm tra độ bền chắc của các vật treo như các quạt trần và những chùm đèn treo

Cất các vật dễ đổ vỡ, các chất độc hại và dễ vỡ và dễ cháy ở ngăn kệ dưới và ở nơi an toàn

 

Luôn tắt bình gas khi không sử dụng

Làm quen với lộ trình sơ tán và cách chữa cháy. Đầu tiên là các thiết bị, chuông và các dụng cụ liên lạc. Học cách sử dụng chúng trước

Chuẩn bị các vật dụng cần thiết khi có thảm họa với các thiết bị trợ giúp, thực phẩm đóng hộp, nước, quần áo, màn, máy phát thanh, đèn pin (và pin dự phòng), hộp cấp cứu, còi tu hút.

Hướng dẫn và tham gia vào các hoạt động diễn tập thường xuyên với thảm họa động đất


b)Trong khi động đất  xảy ra

Nếu bạn đang ở trong một tòa nhà có kết cấu vững chắc, HÃY Ở YÊN ĐÓ !

Bảo vệ cơ thể bạn khỏi các tấm đổ vỡ bằng cách bám chặt vào một khung cửa hoặc chui xuống một cái bàn làm việc hay cái bàn nào đó

 

Nếu bạn đang ở bên ngoài hãy chạy ngay tới vùng đất trống

Tránh xa các con đường có nhiều nguy cơ, các đường ống ngầm, các cột điện và các công trình xây dựng khác có khả năng bị đổ hoặc sụp xuống

 

Xa các tòa nhà có nhiều cửa kính

 

Nếu đang lái xe hãy cố gắng lái vào bên đường và dừng lại

Đừng cố chui qua hoặc vượt qua những cầu khả năng bị sập do động đất

Nếu bạn đang ở trên một ngọn núi hoặc ở gần một quả đồi nghiêng dốc, hãy tránh xa chỗ dốc đứng vì có thể bị lở đất

 

Nếu bạn ở dọc bờ biển và cảm thấy động đất lớn đến mức bạn khó có thể đứng vững, nó thường xảy ra sóng thần. Chạy nhanh khỏi bãi biển tới vùng đất cao hơn.

 

 

 

 

c) Sau khi động đất xảy ra
Hãy cẩn trọng với các dư chấn. Sau khi chấn động chính dừng, thật nhanh chóng và thận trọng rời khỏi nhà


Không được:

Sử dụng thang máy

Vào các tòa nhà đã bị hư hại

Sử dụng điện thoại trừ khi thật cần thiết

Hốt hoảng

Kiểm tra:
Xem lại chính bản thân có bị thương tích không trước khi đi giúp người bị thương khác


Mức độ hư hỏng của đường ống nước và đường điện. Việc đổ tràn của hóa chất, chất độc hại và các chất dễ cháy. Van gas có thể bị bung ra.


Nếu bạn cần dời nơi ở của bạn, hãy để lại tin nhắn nơi bạn sẽ đến và mang theo những đồ đạc cần thiết cho tình trạng khẩn cấp.


Luôncập nhật thông tin, mở máy phát thanh và chú ý nghe những thông báo về động đất và cách giữ an toàn.