Thuật ngữ

Thích ứng

Sự điều chỉnh hệ thống tự nhiên, cấu trúc xã hội, thể chế và các hoạt động của con người nhằm ứng phó với các điều kiện khí hậu hiện tại hoặc tiềm tàng để hạn chế tác hại và tận dụng các cơ hội của nó.

Khả năng

Tổng hợp các nguồn lực, điểm mạnh và đặc tính sẵn có trong cộng đồng, tổ chức, xã hội có thể được sử dụng nhằm đạt được các mục tiêu chung.

Phát triển năng lực

Quá trình trong đó cá nhân, tổ chức và xã hội thúc đẩy và phát triển năng lực của mình một cách có hệ thống theo thời gian nhằm đạt được các mục tiêu kinh tế và xã hội, bao gồm việc củng cố kiến thức, kỹ năng, hệ thống và thể chế.

Biến đổi khí hậu

Biến đổi khí hậu là sự biến đổi trạng thái của khí hậu so với trung bình và/hoặc dao động của khí hậu duy trì trong một khoảng thời gian dài, thường là vài thập kỷ hoặc dài hơn. Biến đổi khí hậu có thể là do các quá trình tự nhiên bên trong hoặc các tác động bên ngoài, hoặc do hoạt động của con người làm thay đổi thành phần của khí quyển hay trong khai thác sử dụng đất.[i]

Nói một cách ngắn gọn, “Biến đổi khí hậu là sự thay đổi của khí hậu diễn ra trong 1 khoảng thời gian dài, do nguyên nhân tự nhiên hoặc hoạt động của con người gây ra”.


[i]UNISDR; IPCC; MoNRE

Thiên tai

Sự gián đoạn nghiêm trọng các hoạt động của cộng đồng dân cư hoặc xã hội, gây ra những tổn thất và mất mát về tính mạng, tài sản, kinh tế và môi trường mà cộng đồng và xã hội đó không có đủ khả năng chống đỡ.

Kiến thức cơ bản về: Mưa lớn

Mưa lớn là hiện tượng mưa với tổng lượng mưa đạt trên 50 mm trong 24 giờ, trong đó mưa với tổng lượng mưa từ 51 mm đến 100 mm trong 24 giờ là mưa to, mưa với tổng lượng mưa trên 100 mm trong 24 giờ là mưa rất to

Do hệ quả của một số loại hình thời tiết đặc biệt như bão, áp thấp nhiệt đới hay dải hội tụ nhiệt đới, front lạnh, đường đứt... Đặc biệt khi có sự kết hợp của chúng sẽ càng nguy hiểm hơn gây nên mưa, mưa vừa đến mưa to, trong một thời gian dài trên một phạm vi rộng

a) Tăng cường kiểm tra, đôn đốc hoàn thành các hạng mục tu bổ, gia cố và nâng cấp các cống, đập, bờ bao theo đúng tiến độ và bảo đảm chất lượng.

b) Thông báo cho các phường, xã, thị trấn, đơn vị trực thuộc và nhân dân để chủ động rà soát, kiểm tra các hạng mục bờ bao sông, kênh, rạch; đề phòng tình trạng các bờ bao bị xói lở, sụp lún do mưa lớn dẫn đến nguy cơ gây bể bờ, tràn bờ vào thời điểm triều cường; bố trí lực lượng xung kích ở các vị trí xung yếu, chuẩn bị đủ vật tư dự trữ và phương tiện vận tải thích hợp để ứng phó, gia cố theo phương châm “bốn tại chỗ”.

c) Các địa bàn có nguy cơ sạt lở như huyện Nhà Bè, huyện Cần Giờ, quận Bình Thạnh… cần có phương án đề phòng mưa lớn kết hợp với chân triều rút sâu gây sạt lở làm ảnh hưởng đến tính mạng, tài sản của nhân dân, doanh nghiệp và nhà nước.

d) Các địa phương, đơn vị có các trạm bơm, máy bơm chống ngập úng phải chuẩn bị sẵn sàng nhiên liệu, kiểm tra hệ thống điện để thực hiện bơm chống ngập úng. Khai thông các cống, rãnh thường xuyên bị tắc nghẽn đề phòng ngập úng cục bộ khi có mưa lớn. 

đ) Thông báo, khuyến cáo các tổ chức, cá nhân kiểm tra, bảo quản các hóa chất độc hại để bảo đảm an toàn, không để phát tán gây ô nhiễm môi trường khi có mưa lớn, ngập úng.